Vào tháng 9/1900, liên quân 8 nước phương Tây tiến vào Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong tình huống đó, Từ Hi thái hậu quyết định đưa hoàng đế Quang Tự đi Tây An lánh nạn. Mặc dù đưa theo nhiều người cùng đi lánh nạn nhưng sủng phi của vua Quang Tự là Trân phi không được phép đi cùng.Thậm chí, Từ Hi thái hậu còn ban cái chết cho Trân phi. Sở dĩ Từ Hi thái hậu có hành động như vậy xuất phát từ mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không mấy tốt đẹp, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Sở dĩ như vậy là vì một số lý do dưới đây.Vào ngày 5/10/1889, Trân phi, 13 tuổi và chị gái Cẩn Phi, 15 tuổi đã được chọn vào cung để làm phi tần của hoàng đế Quang Tự. Do từ nhỏ tiếp xúc nhiều với thế giới chủ nghĩa tư bản phương Tây và tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng tiên bộ nên Trân Phi chịu nhiều ảnh hưởng.Sau khi nhập cung, Trân phi với dung mạo xinh đẹp, tính cách trong sáng, hồn nhiên đã hấp dẫn hoàng đế Quang Tự. Theo đó, nhà vua hết mực sủng hạnh Trân Phi - mỹ nhân có nhiều sự khác biệt so với các phi tần trong hậu cung.Nhờ được nhà vua sủng ái, yêu chiều hết mực, Trân phi trở thành sủng phi. Trái ngược với Trân phi, hoàng đế Quang Tự lạnh nhạt với hoàng hậu Long Dụ - người cháu gái được Từ Hi Thái hậu hết lòng yêu quý, nâng đỡ. Không chỉ chèn ép, tranh sủng với hoàng hậu Long Dụ, Trân phi còn bị mẹ chồng - Từ Hi Thái hậu ghét bỏ vì có những hành động bất kính với bà, đặc biệt là dám can dự vào chuyện triều chính. Khi ở bên vua Quang Tự, Trân phi không ít lần bàn luận quốc sự, đưa ra một số đề xuất cải cách cho nhà vua.Vào năm Quang Tự thứ 24 (năm 1898), sau khi biến pháp Mậu Tuất thất bại, vua Quang Tự bị Từ Hi Thái hậu giam lỏng. Cùng với đó, Trân phi bị khép vào tội can dự triều chính nên bị đưa đi giam lỏng tại một cung điện ở khu Đông Bắc của Tử Cấm Thành.Trước khi Liên quân 8 nước phương Tây tiến vào kinh thành năm 1900, Từ Hi thái hậu quyết định đưa hoàng đế Quang Tự đi Tây An lánh nạn. Trước khi đi, Từ Hi thái hậu đã sai thái giám đẩy Trân phi xuống giếng khiến người con dâu này có cái chết đau đớn.Tương truyền, trước khi bị mẹ chồng giết hại, Trân phi đã trăn trối 3 câu rằng: "Hoàng thượng sẽ không để cho ta chết! Người thích chạy trốn thì cứ việc chạy trốn. Nhưng Hoàng thượng thì không nên chạy trốn!". Theo các nhà nghiên cứu, 3 câu nói trên của Trân phi đã khiến Từ Hi thái hậu cảm thấy hổ thẹn, sợ hãi. Bởi lẽ bà biết câu nói của người con dâu này không sai. Trân phi tin tưởng vua Quang Tự không bao giờ ban cái chết cho mình.Thêm nữa, Trân phi ngầm ám chỉ Từ Hi thái hậu mới chính là "hoàng đế" thực sự trong khi vua Quang Tự chỉ là vua bù nhìn. Từ Hi thái hậu bỏ chạy khỏi Tử Cấm Thành là hành động hèn nhát, không giống một bậc quân vương. Người nắm trong tay quyền lực lớn nhất đất nước phải đứng lên lãnh đạo quần thần, dân chúng chống lại kẻ thù.Ba câu nói trên của con dâu đã khiến Từ Hi thái hậu vừa hổ thẹn vừa tức giận nên nhất quyết giết hại Trân phi - người con dâu thách thức quyền uy của bà.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Vào tháng 9/1900, liên quân 8 nước phương Tây tiến vào Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong tình huống đó, Từ Hi thái hậu quyết định đưa hoàng đế Quang Tự đi Tây An lánh nạn. Mặc dù đưa theo nhiều người cùng đi lánh nạn nhưng sủng phi của vua Quang Tự là Trân phi không được phép đi cùng.
Thậm chí, Từ Hi thái hậu còn ban cái chết cho Trân phi. Sở dĩ Từ Hi thái hậu có hành động như vậy xuất phát từ mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không mấy tốt đẹp, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Sở dĩ như vậy là vì một số lý do dưới đây.
Vào ngày 5/10/1889, Trân phi, 13 tuổi và chị gái Cẩn Phi, 15 tuổi đã được chọn vào cung để làm phi tần của hoàng đế Quang Tự. Do từ nhỏ tiếp xúc nhiều với thế giới chủ nghĩa tư bản phương Tây và tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng tiên bộ nên Trân Phi chịu nhiều ảnh hưởng.
Sau khi nhập cung, Trân phi với dung mạo xinh đẹp, tính cách trong sáng, hồn nhiên đã hấp dẫn hoàng đế Quang Tự. Theo đó, nhà vua hết mực sủng hạnh Trân Phi - mỹ nhân có nhiều sự khác biệt so với các phi tần trong hậu cung.
Nhờ được nhà vua sủng ái, yêu chiều hết mực, Trân phi trở thành sủng phi. Trái ngược với Trân phi, hoàng đế Quang Tự lạnh nhạt với hoàng hậu Long Dụ - người cháu gái được Từ Hi Thái hậu hết lòng yêu quý, nâng đỡ. Không chỉ chèn ép, tranh sủng với hoàng hậu Long Dụ, Trân phi còn bị mẹ chồng - Từ Hi Thái hậu ghét bỏ vì có những hành động bất kính với bà, đặc biệt là dám can dự vào chuyện triều chính. Khi ở bên vua Quang Tự, Trân phi không ít lần bàn luận quốc sự, đưa ra một số đề xuất cải cách cho nhà vua.
Vào năm Quang Tự thứ 24 (năm 1898), sau khi biến pháp Mậu Tuất thất bại, vua Quang Tự bị Từ Hi Thái hậu giam lỏng. Cùng với đó, Trân phi bị khép vào tội can dự triều chính nên bị đưa đi giam lỏng tại một cung điện ở khu Đông Bắc của Tử Cấm Thành.
Trước khi Liên quân 8 nước phương Tây tiến vào kinh thành năm 1900, Từ Hi thái hậu quyết định đưa hoàng đế Quang Tự đi Tây An lánh nạn. Trước khi đi, Từ Hi thái hậu đã sai thái giám đẩy Trân phi xuống giếng khiến người con dâu này có cái chết đau đớn.
Tương truyền, trước khi bị mẹ chồng giết hại, Trân phi đã trăn trối 3 câu rằng: "Hoàng thượng sẽ không để cho ta chết! Người thích chạy trốn thì cứ việc chạy trốn. Nhưng Hoàng thượng thì không nên chạy trốn!". Theo các nhà nghiên cứu, 3 câu nói trên của Trân phi đã khiến Từ Hi thái hậu cảm thấy hổ thẹn, sợ hãi. Bởi lẽ bà biết câu nói của người con dâu này không sai. Trân phi tin tưởng vua Quang Tự không bao giờ ban cái chết cho mình.
Thêm nữa, Trân phi ngầm ám chỉ Từ Hi thái hậu mới chính là "hoàng đế" thực sự trong khi vua Quang Tự chỉ là vua bù nhìn. Từ Hi thái hậu bỏ chạy khỏi Tử Cấm Thành là hành động hèn nhát, không giống một bậc quân vương. Người nắm trong tay quyền lực lớn nhất đất nước phải đứng lên lãnh đạo quần thần, dân chúng chống lại kẻ thù.
Ba câu nói trên của con dâu đã khiến Từ Hi thái hậu vừa hổ thẹn vừa tức giận nên nhất quyết giết hại Trân phi - người con dâu thách thức quyền uy của bà.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.