Cho đến nay, nhiều người biết đến câu chuyện về một bộ kimono bí ẩn bị nguyền rủa được cho là khởi nguồn của vụ hỏa hoạn tại thành Edo ở Nhật Bản (hiện là thủ đô Tokyo) xảy ra 360 năm trước.Vào năm 1603, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền ở thành Edo và bắt đầu xây dựng nơi đây thành một địa điểm có tầm quan trọng về kinh tế, chính trị. Đến năm 1675, Edo trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới.Lâu đài Edo được đặt trên nền đất cao ở trung tâm thành phố, với nhiều vòng tròn chia thành các khu vực dành cho những người thuộc từng ngành nghề và tầng lớp xã hội sống tách biệt nhau. Các đền chùa nằm rải rác khắp thành Edo.Giống như nhiều thành phố châu Á khác thời bấy giờ, thành Edo chủ yếu được xây dựng bằng gỗ, giấy gạo và dùng than củi để sưởi ấm. Edo được quy hoạch khá thô sơ với những đường sá chật hẹp, quanh co và nhà cửa nằm san sát nhau.Xuất phát từ tình hình Edo thường xảy ra hỏa hoạn nên Tokugawa đã xây dựng một đội quân cứu hỏa được huấn luyện bài bản và trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy. Tuy nhiên, lực lượng cứu hỏa này đã không thể khống chế được vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra ngày 2/3/1657.Theo truyền thuyết, vào ngày hôm đó, một thầy tu quyết định đốt bộ kimono vướng phải lời nguyền nghiệt ngã. Bộ kimono này có tên Meireki - loại kimono dành cho các cô gái độc thân trong những ngày lễ truyền thống ở Nhật Bản.Một điều khó tin là 3 cô gái trẻ lần lượt qua đời trước khi mặc bộ kimono này vào đúng ngày 16/1 trong ba năm Minh Lịch liên tiếp. Chính vì vậy, thầy tu quyết định đốt bộ kimono để hóa giải lời nguyền vì mọi người cho rằng nó là điềm xấu.Khi thầy tu đang đốt bộ kimono thì một cơn gió mạnh từ phía tây bắc thổi qua khiến ngôi chùa bùng cháy dữ dội. Ngọn lửa sau đó nhanh chóng lan ra các khu vực lân cận. Khi ấy, lực lượng cứu hỏa của Tokugawa Ieyasu không thể nhanh chóng dập tắt vụ hỏa hoạn.Hậu quả là vụ cháy diễn ra trong 3 ngày, khiến khoảng 60 - 70% thành Edo bị thiêu rụi hoàn toàn. Theo ước tính, khoảng 100.000 người thiệt mạng trong trận hỏa hoạn này.Sau khi xảy ra trận hỏa hoạn trên, Tokugawa Ieyasu đã thực hiện công cuộc tái thiết thành Edo, trong đó cho xây dựng đường xá rộng rãi hơn. Đế chế của Tokugawa kéo dài đến năm 1867, khi thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo như ngày nay.
Cho đến nay, nhiều người biết đến câu chuyện về một bộ kimono bí ẩn bị nguyền rủa được cho là khởi nguồn của vụ hỏa hoạn tại thành Edo ở Nhật Bản (hiện là thủ đô Tokyo) xảy ra 360 năm trước.
Vào năm 1603, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền ở thành Edo và bắt đầu xây dựng nơi đây thành một địa điểm có tầm quan trọng về kinh tế, chính trị. Đến năm 1675, Edo trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới.
Lâu đài Edo được đặt trên nền đất cao ở trung tâm thành phố, với nhiều vòng tròn chia thành các khu vực dành cho những người thuộc từng ngành nghề và tầng lớp xã hội sống tách biệt nhau. Các đền chùa nằm rải rác khắp thành Edo.
Giống như nhiều thành phố châu Á khác thời bấy giờ, thành Edo chủ yếu được xây dựng bằng gỗ, giấy gạo và dùng than củi để sưởi ấm. Edo được quy hoạch khá thô sơ với những đường sá chật hẹp, quanh co và nhà cửa nằm san sát nhau.
Xuất phát từ tình hình Edo thường xảy ra hỏa hoạn nên Tokugawa đã xây dựng một đội quân cứu hỏa được huấn luyện bài bản và trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy. Tuy nhiên, lực lượng cứu hỏa này đã không thể khống chế được vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra ngày 2/3/1657.
Theo truyền thuyết, vào ngày hôm đó, một thầy tu quyết định đốt bộ kimono vướng phải lời nguyền nghiệt ngã. Bộ kimono này có tên Meireki - loại kimono dành cho các cô gái độc thân trong những ngày lễ truyền thống ở Nhật Bản.
Một điều khó tin là 3 cô gái trẻ lần lượt qua đời trước khi mặc bộ kimono này vào đúng ngày 16/1 trong ba năm Minh Lịch liên tiếp. Chính vì vậy, thầy tu quyết định đốt bộ kimono để hóa giải lời nguyền vì mọi người cho rằng nó là điềm xấu.
Khi thầy tu đang đốt bộ kimono thì một cơn gió mạnh từ phía tây bắc thổi qua khiến ngôi chùa bùng cháy dữ dội. Ngọn lửa sau đó nhanh chóng lan ra các khu vực lân cận. Khi ấy, lực lượng cứu hỏa của Tokugawa Ieyasu không thể nhanh chóng dập tắt vụ hỏa hoạn.
Hậu quả là vụ cháy diễn ra trong 3 ngày, khiến khoảng 60 - 70% thành Edo bị thiêu rụi hoàn toàn. Theo ước tính, khoảng 100.000 người thiệt mạng trong trận hỏa hoạn này.
Sau khi xảy ra trận hỏa hoạn trên, Tokugawa Ieyasu đã thực hiện công cuộc tái thiết thành Edo, trong đó cho xây dựng đường xá rộng rãi hơn. Đế chế của Tokugawa kéo dài đến năm 1867, khi thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo như ngày nay.