Albert Einstein từng cho biết nếu loài ong chết đi thì 4 năm sau đó nhân loại cũng sẽ diệt vong. Lời cảnh báo nguy cơ nhân loại diệt vong này của thiên tài Einstein khiến không ít người lo lắng khi hiện loài ong còn số lượng rất ít. Theo các nhà khoa học Anh, những thứ bệnh của ong thuần hóa có thể lây lan sang ong nghệ, ong vò vẽ và các loài côn trùng thụ phấn tự nhiên cho cây.Tại Mỹ, trong 10 năm qua, khoảng 90% ong hoang dã và ong thuần hóa bị chết. Con số này ở Anh là hơn 50%. Hiện tượng ong chết hàng loạt được ghi nhận ở một số nước như Thụy Điển, Đức, Australia, Italy, Israel...Các chuyên gia cảnh báo rằng, việc ong chết nhiều sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng như có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực. Loài ong đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hàng tỷ con ong trên thế giới chết đi, để lại cho nhân loại những cây hoa không được thụ phấn.Theo dữ liệu gần đây, do ong chết nhiều nên sản lượng cây ăn quả tại Mỹ giảm mạnh, đặc biệt là táo và hạnh nhân. Để khắc phục tình hình này, mỗi mùa xuân tới, hầu hết tại các khu vực có ong chết, chủ vườn phải đưa ong từ nơi khác đến hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.Điều đó không giúp tình hình khá hơn nhiều vì hầu hết những con ong di cư sẽ bị chết trong mùa tới. Hơn nữa, việc nhập khẩu ong còn tiềm ẩn nguy cơ mang theo các dịch bệnh. Ví dụ như vào năm 1998, lần đầu tiên Mỹ ghi nhận dịch bệnh lây truyền từ ong sang bọ cánh cứng. Trước đó, dịch bệnh này chỉ xuất hiện ở Nam Phi.Chủ tịch Liên minh nuôi ong quốc gia Nga Arnold Butov cảnh báo về vấn đề trên: “Bọ cánh cứng không chỉ ăn ong mà còn ăn nhiều thứ như tổ ong, khung gỗ, mật ong và mọi thứ khác. Điều tồi tệ nhất là nó có thể lây lan không chỉ qua sản phẩm nuôi ong hoặc bản thân con ong mà còn lây lan qua đồ nội thất và các đồ gỗ khác”.Một vấn đề lớn khác đối với sự tồn vong của loài ong là ve và ruồi ký sinh. Chúng thâm nhập vào cơ thể của các con ong và ăn từ bên trong ruột ong ra ngoài. Kết quả con ong bị suy yếu, sinh ra ong con không khỏe mạnh, bị tàn tật, mất khả năng điều hướng trong không gian và cuối cùng chết vì đói. Loài ong không thể thoát khỏi hiểm cảnh này vì không có khả năng chống lại ký sinh trùng và vi rút.Theo các chuyên gia, loài ong cũng giống như con người. Chúng sẽ bị bệnh nếu có lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống không khoa học.
Khi con người thuần hóa ong và bắt đầu cố gắng để có nhiều sản phẩm ong: mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, sáp ong, nọc độc ong… thì đã quên mất chuyện loài ong từng sống trong tự nhiên 50 triệu năm trước. Khi ấy, chúng tự lo cho sự sinh tồn của mình. Còn bây giờ chúng ta thuần hóa chúng, làm cho chúng quên đi bản năng sinh tồn. Đây là lý do tại sao chúng bị bệnh.Thêm nữa, việc mở rộng mạng điện thoại di động dẫn đến có nhiều đường tải sóng ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Tất cả những điều đó tác động tiêu cực đến loài ong. Những con ong được thuần hóa bị bệnh sẽ truyền mầm bệnh cho những con ong hoang dã. Nếu ong bị nấm hay virus đậu xuống bông hoa, sau đó ong nghệ hút mật bông hoa đó, thì sẽ có khả năng lây lan bệnh rất cao.Tình trạng ong và những loài côn trùng hút mật chết đồng loạt sẽ tác động lớn đến cuộc sống trên Trái đất. Khoảng 80% thực vật có hoa trên thế giới được thụ phấn bởi côn trùng. Hiện nay nhiều trang trại ở các nước trên thế giới thực hiện thụ phấn nhân tạo cho các loài cây. Tuy nhiên, con người không thể nào thụ phấn cho tất cả cây hoa.
Albert Einstein từng cho biết nếu loài ong chết đi thì 4 năm sau đó nhân loại cũng sẽ diệt vong. Lời cảnh báo nguy cơ nhân loại diệt vong này của thiên tài Einstein khiến không ít người lo lắng khi hiện loài ong còn số lượng rất ít. Theo các nhà khoa học Anh, những thứ bệnh của ong thuần hóa có thể lây lan sang ong nghệ, ong vò vẽ và các loài côn trùng thụ phấn tự nhiên cho cây.
Tại Mỹ, trong 10 năm qua, khoảng 90% ong hoang dã và ong thuần hóa bị chết. Con số này ở Anh là hơn 50%. Hiện tượng ong chết hàng loạt được ghi nhận ở một số nước như Thụy Điển, Đức, Australia, Italy, Israel...
Các chuyên gia cảnh báo rằng, việc ong chết nhiều sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng như có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực. Loài ong đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hàng tỷ con ong trên thế giới chết đi, để lại cho nhân loại những cây hoa không được thụ phấn.
Theo dữ liệu gần đây, do ong chết nhiều nên sản lượng cây ăn quả tại Mỹ giảm mạnh, đặc biệt là táo và hạnh nhân. Để khắc phục tình hình này, mỗi mùa xuân tới, hầu hết tại các khu vực có ong chết, chủ vườn phải đưa ong từ nơi khác đến hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.
Điều đó không giúp tình hình khá hơn nhiều vì hầu hết những con ong di cư sẽ bị chết trong mùa tới. Hơn nữa, việc nhập khẩu ong còn tiềm ẩn nguy cơ mang theo các dịch bệnh. Ví dụ như vào năm 1998, lần đầu tiên Mỹ ghi nhận dịch bệnh lây truyền từ ong sang bọ cánh cứng. Trước đó, dịch bệnh này chỉ xuất hiện ở Nam Phi.
Chủ tịch Liên minh nuôi ong quốc gia Nga Arnold Butov cảnh báo về vấn đề trên: “Bọ cánh cứng không chỉ ăn ong mà còn ăn nhiều thứ như tổ ong, khung gỗ, mật ong và mọi thứ khác. Điều tồi tệ nhất là nó có thể lây lan không chỉ qua sản phẩm nuôi ong hoặc bản thân con ong mà còn lây lan qua đồ nội thất và các đồ gỗ khác”.
Một vấn đề lớn khác đối với sự tồn vong của loài ong là ve và ruồi ký sinh. Chúng thâm nhập vào cơ thể của các con ong và ăn từ bên trong ruột ong ra ngoài. Kết quả con ong bị suy yếu, sinh ra ong con không khỏe mạnh, bị tàn tật, mất khả năng điều hướng trong không gian và cuối cùng chết vì đói. Loài ong không thể thoát khỏi hiểm cảnh này vì không có khả năng chống lại ký sinh trùng và vi rút.
Theo các chuyên gia, loài ong cũng giống như con người. Chúng sẽ bị bệnh nếu có lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống không khoa học.
Khi con người thuần hóa ong và bắt đầu cố gắng để có nhiều sản phẩm ong: mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, sáp ong, nọc độc ong… thì đã quên mất chuyện loài ong từng sống trong tự nhiên 50 triệu năm trước. Khi ấy, chúng tự lo cho sự sinh tồn của mình. Còn bây giờ chúng ta thuần hóa chúng, làm cho chúng quên đi bản năng sinh tồn. Đây là lý do tại sao chúng bị bệnh.
Thêm nữa, việc mở rộng mạng điện thoại di động dẫn đến có nhiều đường tải sóng ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Tất cả những điều đó tác động tiêu cực đến loài ong. Những con ong được thuần hóa bị bệnh sẽ truyền mầm bệnh cho những con ong hoang dã. Nếu ong bị nấm hay virus đậu xuống bông hoa, sau đó ong nghệ hút mật bông hoa đó, thì sẽ có khả năng lây lan bệnh rất cao.
Tình trạng ong và những loài côn trùng hút mật chết đồng loạt sẽ tác động lớn đến cuộc sống trên Trái đất. Khoảng 80% thực vật có hoa trên thế giới được thụ phấn bởi côn trùng. Hiện nay nhiều trang trại ở các nước trên thế giới thực hiện thụ phấn nhân tạo cho các loài cây. Tuy nhiên, con người không thể nào thụ phấn cho tất cả cây hoa.