Dưới thời Tam Quốc, nhiều quân sư thông minh kiệt xuất có những đóng góp không nhỏ giúp chủ soái tranh đoạt thiên hạ. Nổi lên trong giới mưu sĩ là Gia Cát Lượng.Khi nhắc đến kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, nhiều người nghĩ ngay đến Tư Mã Ý. Thế nhưng, Tư Mã Ý được một số chuyên gia cho rằng không phải là kẻ thù lớn nhất của Gia Cát Lượng.Trên thực tế, mưu sĩ có tài năng ngang ngửa và khiến Gia Cát Lượng nể sợ nhất là Tôn Tư. Theo sử sách, Tôn Tư là mưu sĩ dưới trướng Tào Tháo. Cùng làm việc cho nhà Tào Ngụy nhưngTôn Tư được đánh giá là mưu sĩ xuất sắc hơn Tư Mã Ý.Điển hình là việc Tào Tháo 3 lần cất công chiêu nạp Tôn Tư về làm mưu sĩ mới thành công. Điều này cho thấy Tôn Tư là người có tài như thế nào khiến Tào Tháo bỏ nhiều tâm huyết để mời về giúp mình tranh đoạt thiên hạ với các thế lực cát cứ khác.Dù Tôn Tư không trực tiếp dẫn quân chỉ huy quân sĩ giao chiến với lực lượng của Gia Cát Lượng nhưng mưu sĩ nhà Tào Ngụy này có thể nắm bắt chính xác điểm yếu chí mạng của quân Thục Hán khi tiến hành Bắc phạt.Cụ thể, sau khi Tào Duệ kế vị Tào Tháo vào năm 226, Gia Cát Lượng và Thục Hán chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch Bắc phạt.Sau khi nắm được thông tin về kế hoạch Bắc phạt do Gia Cát Lượng bày mưu tính kế, không ít dũng tướng và mưu sĩ cho rằng nên cử đại binh của nhà Tào Ngụy giao chiến với quân địch.Thế nhưng, Tôn Tư lại có nhận định khác. Mưu sĩ này cho rằng đối phó với cuộc tấn công của Gia Cát Lượng không cần đến đội quân hùng hậu.Theo kế sách của Tôn Tư, nhà Tào Ngụy chỉ cần bố trí các đội quân thiện chiến trấn giữ những cửa ải trọng yếu khiến quân địch không thể vượt qua.Lực lượng của Gia Cát Lượng không công phá được những cửa ải này trong thời gian dài sẽ dẫn đến hao tổn binh sĩ, cạn kiệt lương thực, thuốc men nên sẽ tự rút lui và kết thúc kế hoạch Bắc phạt. Tào Duệ làm theo mưu kế của Tôn Tư và quả thật đẩy lui nhiều cuộc tấn công của Gia Cát Lượng và nhà Thục Hán.Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube)
Dưới thời Tam Quốc, nhiều quân sư thông minh kiệt xuất có những đóng góp không nhỏ giúp chủ soái tranh đoạt thiên hạ. Nổi lên trong giới mưu sĩ là Gia Cát Lượng.
Khi nhắc đến kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, nhiều người nghĩ ngay đến Tư Mã Ý. Thế nhưng, Tư Mã Ý được một số chuyên gia cho rằng không phải là kẻ thù lớn nhất của Gia Cát Lượng.
Trên thực tế, mưu sĩ có tài năng ngang ngửa và khiến Gia Cát Lượng nể sợ nhất là Tôn Tư. Theo sử sách, Tôn Tư là mưu sĩ dưới trướng Tào Tháo. Cùng làm việc cho nhà Tào Ngụy nhưngTôn Tư được đánh giá là mưu sĩ xuất sắc hơn Tư Mã Ý.
Điển hình là việc Tào Tháo 3 lần cất công chiêu nạp Tôn Tư về làm mưu sĩ mới thành công. Điều này cho thấy Tôn Tư là người có tài như thế nào khiến Tào Tháo bỏ nhiều tâm huyết để mời về giúp mình tranh đoạt thiên hạ với các thế lực cát cứ khác.
Dù Tôn Tư không trực tiếp dẫn quân chỉ huy quân sĩ giao chiến với lực lượng của Gia Cát Lượng nhưng mưu sĩ nhà Tào Ngụy này có thể nắm bắt chính xác điểm yếu chí mạng của quân Thục Hán khi tiến hành Bắc phạt.
Cụ thể, sau khi Tào Duệ kế vị Tào Tháo vào năm 226, Gia Cát Lượng và Thục Hán chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch Bắc phạt.
Sau khi nắm được thông tin về kế hoạch Bắc phạt do Gia Cát Lượng bày mưu tính kế, không ít dũng tướng và mưu sĩ cho rằng nên cử đại binh của nhà Tào Ngụy giao chiến với quân địch.
Thế nhưng, Tôn Tư lại có nhận định khác. Mưu sĩ này cho rằng đối phó với cuộc tấn công của Gia Cát Lượng không cần đến đội quân hùng hậu.
Theo kế sách của Tôn Tư, nhà Tào Ngụy chỉ cần bố trí các đội quân thiện chiến trấn giữ những cửa ải trọng yếu khiến quân địch không thể vượt qua.
Lực lượng của Gia Cát Lượng không công phá được những cửa ải này trong thời gian dài sẽ dẫn đến hao tổn binh sĩ, cạn kiệt lương thực, thuốc men nên sẽ tự rút lui và kết thúc kế hoạch Bắc phạt. Tào Duệ làm theo mưu kế của Tôn Tư và quả thật đẩy lui nhiều cuộc tấn công của Gia Cát Lượng và nhà Thục Hán.
Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube)