Do hết mực trung thành và giỏi nịnh bợ, lấy lòng hoàng đế Càn Long, đại tham quan Hòa Thân có địa vị vững chắc trong triều đình. Hòa Thân "làm mưa làm gió", tham ô, nhận hối lộ, kết bè kết phái nên trở thành kẻ thù của nhiều trung thần.Nhiều người cho rằng, Kỷ Hiểu Lam hay Lưu Dung là những vị quan thanh liêm, chính trực và là đối thủ chính trị mạnh nhất của Hòa Thân.Thế nhưng, các chuyên gia nhận định tướng quân A Quế mới là kẻ thù lớn nhất, có khả năng áp chế đại tham quan Hòa Thân trong gần 30 năm.Nguyên do là bởi tướng quân A Quế (1717 – 1797) rất được Càn Long tin tưởng và trọng dụng do có công trấn áp nhiều cuộc phản loạn.Không chỉ được ban thưởng vàng bạc, lụa là gấm vóc, Càn Long còn cho phép tướng quân A Quế cưỡi ngựa vào Tử Cấm Thành. Điều này cho thấy vị tướng quân này có vị trí quan trọng như thế nào trong triều đình.Khi Hòa Thân mới làm quan thì tướng quân A Quế đã là trọng thần có nhiều công lao. Vì vậy, ông có sức ảnh hưởng lớn nên áp chế Hòa Thân.Theo đó, Hòa Thân không dám ngang nhiên lộng hành quá mức. Về sau, Hòa Thân sử dụng sự sủng ái của nhà vua nên tìm cách nói để tướng quân A Quế rời khỏi kinh đô làm nhiệm vụ ở nơi khác.Vì vậy, tướng quân A Quế theo lệnh của Càn Long đi dẹp loạn ở Cam Túc, tu bổ đê điều ở Hà Nam, điều tra án ở Chiết Giang...Khi tướng quân A Quế không có ở kinh thành, Hòa Thân "tác oai tác quái" gây ra nhiều vụ tham ô, nhận hối lộ, hãm hại trung thần...Sau khi Càn Long băng hà, cuối cùng Hòa Thân cũng bị cách chức và xử tử dưới thời vua Gia Khánh.video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)
Do hết mực trung thành và giỏi nịnh bợ, lấy lòng hoàng đế Càn Long, đại tham quan Hòa Thân có địa vị vững chắc trong triều đình. Hòa Thân "làm mưa làm gió", tham ô, nhận hối lộ, kết bè kết phái nên trở thành kẻ thù của nhiều trung thần.
Nhiều người cho rằng, Kỷ Hiểu Lam hay Lưu Dung là những vị quan thanh liêm, chính trực và là đối thủ chính trị mạnh nhất của Hòa Thân.
Thế nhưng, các chuyên gia nhận định tướng quân A Quế mới là kẻ thù lớn nhất, có khả năng áp chế đại tham quan Hòa Thân trong gần 30 năm.
Nguyên do là bởi tướng quân A Quế (1717 – 1797) rất được Càn Long tin tưởng và trọng dụng do có công trấn áp nhiều cuộc phản loạn.
Không chỉ được ban thưởng vàng bạc, lụa là gấm vóc, Càn Long còn cho phép tướng quân A Quế cưỡi ngựa vào Tử Cấm Thành. Điều này cho thấy vị tướng quân này có vị trí quan trọng như thế nào trong triều đình.
Khi Hòa Thân mới làm quan thì tướng quân A Quế đã là trọng thần có nhiều công lao. Vì vậy, ông có sức ảnh hưởng lớn nên áp chế Hòa Thân.
Theo đó, Hòa Thân không dám ngang nhiên lộng hành quá mức. Về sau, Hòa Thân sử dụng sự sủng ái của nhà vua nên tìm cách nói để tướng quân A Quế rời khỏi kinh đô làm nhiệm vụ ở nơi khác.
Vì vậy, tướng quân A Quế theo lệnh của Càn Long đi dẹp loạn ở Cam Túc, tu bổ đê điều ở Hà Nam, điều tra án ở Chiết Giang...
Khi tướng quân A Quế không có ở kinh thành, Hòa Thân "tác oai tác quái" gây ra nhiều vụ tham ô, nhận hối lộ, hãm hại trung thần...
Sau khi Càn Long băng hà, cuối cùng Hòa Thân cũng bị cách chức và xử tử dưới thời vua Gia Khánh.
video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)