Cung điện Hoàng gia, Nhật Bản: Địa điểm được xây dựng trên vị trí của thành Edo trước đây, thuộc khu công viên rộng lớn bao quanh bởi những con hào và bức tường đá. Hoàng cung hiện là nơi cư trú của Hoàng gia Nhật Bản. Do đó, khu vực bên trong cung điện thường không mở cửa cho công chúng, ngoại trừ ngày 2/1 (mừng năm mới) và 23/12 (sinh nhật của Hoàng đế). Ảnh: Shutterstock.Cung điện Mùa đông, St. Petersburg, Nga: Với quy mô hoành tráng, cung điện là minh chứng cho cho sức mạnh và quyền lực của Đế quốc Nga. Toàn bộ khu vực có hơn 1.000 phòng, 117 cầu thang, 2.000 cửa sổ, 1.786 cửa lớn, và gần 200 tác phẩm điêu khắc được trang trí khắp xung quanh. Hiện tại, nơi đây trở thành Bảo tàng nghệ thuật với hơn 3 triệu tuyệt tác của các nghệ sĩ lớn trên thế giới như Leonardo da Vinci, Picasso, Van Gogh... Ảnh: Dissolve.Cung điện Topkapi, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Tọa lạc trên một ngọn đồi hướng ra Bosphoros, cung điện là một trong những địa điểm hấp dẫn không thể bỏ qua khi tới quốc gia này. Vào thời hoàng kim, nơi đây có thể chứa tới 4.000 người cùng các nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện, tiệm bánh và khu đúc tiền. Ngày nay, địa điểm này trưng bày những kỷ vật, đồ dùng nhằm phục vụ đại sứ các nước đến tham quan. Ảnh: Shutterstock.Cung điện Buckingham, Anh: Với vai trò là văn phòng và dinh thự của Nữ hoàng, nơi đây thuộc một trong số ít các cung điện hoàng gia còn hoạt động trên thế giới hiện nay. Cung điện dài 108 m ở phía trước, sâu 120 m, cao 24 m và có 775 phòng. Mỗi mùa hè, Nữ hoàng sẽ mở cửa cho người dân tới tham quan. Ảnh: Visitlondon.Cung điện Grand, Thái Lan: Từ năm 1782, địa điểm này đã trở thành nơi ở chính thức của các hoàng đế Xiêm. Cung điện được thiết kế theo phong cách cổ điển của Thái Lan với gạch mái đầy màu sắc. Khu vực bên trong bao gồm đền Phật Ngọc và các tác phẩm điêu khắc Phật giáo linh thiêng nhất của quốc gia này. Ảnh: Shutterstock.Cung điện Alhambra, Andalusia, Tây Ban Nha: Nằm trên đỉnh al-Sabika, bên tả ngạn sông Darro, đây được coi là viên ngọc của văn hóa Moorish với đài phun nước nhỏ giọt, lá cây xào xạc và những bài thơ cổ được viết trên đá. Tên gọi cung điện xuất phát từ từ al-qala hèa al-hamra, trong tiếng Arab có nghĩa là lâu đài đỏ bởi màu gạch đặc trưng của nơi này. Ảnh: Lonely Planet.Cung điện Mysore, Ấn Độ: Nơi đây được xây dựng bằng đá granit xám với mái vòm sử dụng đá cẩm thạch hồng. Bên trong là hai phòng họp lễ lớn cùng 18 ngôi chùa. Nội thất được trang trí sang trọng với kính màu, gương, cửa gỗ trạm khắc cùng khu vườn rộng xung quanh. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần khi được thắp sáng bởi gần 100.000 ngọn đèn, cung điện càng trở nên nổi bật, lộng lẫy hơn. Ảnh: Wanderlust.
Cung điện Hoàng gia, Nhật Bản: Địa điểm được xây dựng trên vị trí của thành Edo trước đây, thuộc khu công viên rộng lớn bao quanh bởi những con hào và bức tường đá. Hoàng cung hiện là nơi cư trú của Hoàng gia Nhật Bản. Do đó, khu vực bên trong cung điện thường không mở cửa cho công chúng, ngoại trừ ngày 2/1 (mừng năm mới) và 23/12 (sinh nhật của Hoàng đế). Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Mùa đông, St. Petersburg, Nga: Với quy mô hoành tráng, cung điện là minh chứng cho cho sức mạnh và quyền lực của Đế quốc Nga. Toàn bộ khu vực có hơn 1.000 phòng, 117 cầu thang, 2.000 cửa sổ, 1.786 cửa lớn, và gần 200 tác phẩm điêu khắc được trang trí khắp xung quanh. Hiện tại, nơi đây trở thành Bảo tàng nghệ thuật với hơn 3 triệu tuyệt tác của các nghệ sĩ lớn trên thế giới như Leonardo da Vinci, Picasso, Van Gogh... Ảnh: Dissolve.
Cung điện Topkapi, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Tọa lạc trên một ngọn đồi hướng ra Bosphoros, cung điện là một trong những địa điểm hấp dẫn không thể bỏ qua khi tới quốc gia này. Vào thời hoàng kim, nơi đây có thể chứa tới 4.000 người cùng các nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện, tiệm bánh và khu đúc tiền. Ngày nay, địa điểm này trưng bày những kỷ vật, đồ dùng nhằm phục vụ đại sứ các nước đến tham quan. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Buckingham, Anh: Với vai trò là văn phòng và dinh thự của Nữ hoàng, nơi đây thuộc một trong số ít các cung điện hoàng gia còn hoạt động trên thế giới hiện nay. Cung điện dài 108 m ở phía trước, sâu 120 m, cao 24 m và có 775 phòng. Mỗi mùa hè, Nữ hoàng sẽ mở cửa cho người dân tới tham quan. Ảnh: Visitlondon.
Cung điện Grand, Thái Lan: Từ năm 1782, địa điểm này đã trở thành nơi ở chính thức của các hoàng đế Xiêm. Cung điện được thiết kế theo phong cách cổ điển của Thái Lan với gạch mái đầy màu sắc. Khu vực bên trong bao gồm đền Phật Ngọc và các tác phẩm điêu khắc Phật giáo linh thiêng nhất của quốc gia này. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Alhambra, Andalusia, Tây Ban Nha: Nằm trên đỉnh al-Sabika, bên tả ngạn sông Darro, đây được coi là viên ngọc của văn hóa Moorish với đài phun nước nhỏ giọt, lá cây xào xạc và những bài thơ cổ được viết trên đá. Tên gọi cung điện xuất phát từ từ al-qala hèa al-hamra, trong tiếng Arab có nghĩa là lâu đài đỏ bởi màu gạch đặc trưng của nơi này. Ảnh: Lonely Planet.
Cung điện Mysore, Ấn Độ: Nơi đây được xây dựng bằng đá granit xám với mái vòm sử dụng đá cẩm thạch hồng. Bên trong là hai phòng họp lễ lớn cùng 18 ngôi chùa. Nội thất được trang trí sang trọng với kính màu, gương, cửa gỗ trạm khắc cùng khu vườn rộng xung quanh. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần khi được thắp sáng bởi gần 100.000 ngọn đèn, cung điện càng trở nên nổi bật, lộng lẫy hơn. Ảnh: Wanderlust.