Trong năm 2016, các nhà khoa học đã thực hiện một dự án quan trọng là mở mộ Chúa Jesus ở nhà thờ Mộ Thánh, thành phố Jerusalem, Israel. Công việc mở mộ nằm trong dự án tôn tạo nhằm gia cố và bảo tồn Edicule, công trình xây trùm lên hang động, địa điểm được cho là nơi Chúa Jesus được chôn cất và phục sinh.Edicule là bệ thờ quan trọng ở nhà thờ được xếp vào loại lâu đời nhất của Cơ Đốc giáo. Được xây lại vào thế kỷ 12 trên tàn tích lưu lại từ thế kỷ 4, nhà thờ Mộ Thánh là nơi duy nhất cho phép 6 nhánh của Cơ Đốc giáo thực hiện các nghi lễ ở cùng địa điểm.Hàng năm, hàng ngàn người hành hương tới nhà thờ Mộ Thánh để bày tỏ lòng thành kính trước căn phòng nhỏ bên trong Edicule. Họ quỳ gối trước phiến đá cẩm thạch trắng che phủ nền đá nhô ra từ hông hang động đá vôi, nơi đặt thi hài Chúa Jesus trước khi Người phục sinh.Theo các nhà nghiên cứu, mộ Chúa Jesus được niêm phong bằng đá cẩm thạch từ những năm 1500 để ngăn không cho khách viếng thăm ăn trộm những mảnh nhỏ làm di vật. Trải qua nhiều thế kỷ, nơi đây được trùng tu, sửa chữa nhiều lần khiến các chuyên gia không rõ liệu ngôi mộ có còn nguyên vẹn hay không. Do các nhánh Cơ Đốc giáo bảo vệ một phần khác nhau trong khu vực nhà thờ Mộ Thánh nên họ thường phản đối những thay đổi dù là nhỏ nhất tại công trình này.Vào tháng 6/2016, các nhánh Cơ Đốc giáo thông qua đề án sửa chữa và dự án mở mộ Chúa Jesus được thông qua. Theo đó, được sự cho phép của các cộng đồng Cơ Đốc giáo quản lý nhà thờ, các nhà khoa học có 60 giờ để khám phá mộ Chúa Jesus.Do thời gian có hạn nên 35 chuyên gia làm việc liên tục suốt ngày đêm, tỉ mỉ từng công đoạn để tránh làm hư hại công trình khi mở mộ Chúa Jesus. Mọi chi tiết về quá trình mở mộ được nhóm chuyên gia ghi chép cẩn thận để có thể nghiên cứu kỹ hơn.Khi mở ngôi mộ Chúa Jesus, các nhà lãnh đạo tôn giáo từ Hy Lạp và các nhà thờ chính thống Amenia, các tu sĩ dòng Francis - những người chịu trách nhiệm về nhà thờ này - là những người đầu tiên bước vào ngôi mộ. Theo các chuyên gia, bên dưới phiến đá cẩm thạch là một lớp bụi. Sau khi dọn dẹp xong lớp bụi, họ bất ngờ tìm thấy một phiến đá cẩm thạch khác màu xám khắc hình cây thánh giá nhỏ.Nhà khảo cổ học Fredrik Hiebert của kênh National Geographic đi cùng nhóm phục chế cho rằng phiến đá cẩm thạch thứ hai có niên đại từ thế kỷ 12. Phiến đá bị nứt ở giữa và bên dưới nó là một lớp màu trắng.Kết quả kiểm tra bằng công nghệ radar xuyên đất cho thấy thành hang vẫn thẳng đứng với chiều cao 1,8m và gắn liền với nền đá bên dưới những phiến cẩm thạch bao phủ ngôi mộ ở trung tâm nhà thờ Mộ Thánh tại Jerusalem.Sau 60 giờ làm việc ngày đêm để đến gần đáy mộ, các chuyên gia đã có được nhiều ghi chép về công trình này. Sau đó, họ đóng kín ngôi mộ. Họ cho hay, sẽ nghiên cứu tỉ mỉ những ghi chép về việc mở mộ Chúa Jesus trong thời gian tới nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn khác về công trình tôn giáo linh thiêng này.Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.
Trong năm 2016, các nhà khoa học đã thực hiện một dự án quan trọng là mở mộ Chúa Jesus ở nhà thờ Mộ Thánh, thành phố Jerusalem, Israel. Công việc mở mộ nằm trong dự án tôn tạo nhằm gia cố và bảo tồn Edicule, công trình xây trùm lên hang động, địa điểm được cho là nơi Chúa Jesus được chôn cất và phục sinh.
Edicule là bệ thờ quan trọng ở nhà thờ được xếp vào loại lâu đời nhất của Cơ Đốc giáo. Được xây lại vào thế kỷ 12 trên tàn tích lưu lại từ thế kỷ 4, nhà thờ Mộ Thánh là nơi duy nhất cho phép 6 nhánh của Cơ Đốc giáo thực hiện các nghi lễ ở cùng địa điểm.
Hàng năm, hàng ngàn người hành hương tới nhà thờ Mộ Thánh để bày tỏ lòng thành kính trước căn phòng nhỏ bên trong Edicule. Họ quỳ gối trước phiến đá cẩm thạch trắng che phủ nền đá nhô ra từ hông hang động đá vôi, nơi đặt thi hài Chúa Jesus trước khi Người phục sinh.
Theo các nhà nghiên cứu, mộ Chúa Jesus được niêm phong bằng đá cẩm thạch từ những năm 1500 để ngăn không cho khách viếng thăm ăn trộm những mảnh nhỏ làm di vật. Trải qua nhiều thế kỷ, nơi đây được trùng tu, sửa chữa nhiều lần khiến các chuyên gia không rõ liệu ngôi mộ có còn nguyên vẹn hay không. Do các nhánh Cơ Đốc giáo bảo vệ một phần khác nhau trong khu vực nhà thờ Mộ Thánh nên họ thường phản đối những thay đổi dù là nhỏ nhất tại công trình này.
Vào tháng 6/2016, các nhánh Cơ Đốc giáo thông qua đề án sửa chữa và dự án mở mộ Chúa Jesus được thông qua. Theo đó, được sự cho phép của các cộng đồng Cơ Đốc giáo quản lý nhà thờ, các nhà khoa học có 60 giờ để khám phá mộ Chúa Jesus.
Do thời gian có hạn nên 35 chuyên gia làm việc liên tục suốt ngày đêm, tỉ mỉ từng công đoạn để tránh làm hư hại công trình khi mở mộ Chúa Jesus. Mọi chi tiết về quá trình mở mộ được nhóm chuyên gia ghi chép cẩn thận để có thể nghiên cứu kỹ hơn.
Khi mở ngôi mộ Chúa Jesus, các nhà lãnh đạo tôn giáo từ Hy Lạp và các nhà thờ chính thống Amenia, các tu sĩ dòng Francis - những người chịu trách nhiệm về nhà thờ này - là những người đầu tiên bước vào ngôi mộ. Theo các chuyên gia, bên dưới phiến đá cẩm thạch là một lớp bụi. Sau khi dọn dẹp xong lớp bụi, họ bất ngờ tìm thấy một phiến đá cẩm thạch khác màu xám khắc hình cây thánh giá nhỏ.
Nhà khảo cổ học Fredrik Hiebert của kênh National Geographic đi cùng nhóm phục chế cho rằng phiến đá cẩm thạch thứ hai có niên đại từ thế kỷ 12. Phiến đá bị nứt ở giữa và bên dưới nó là một lớp màu trắng.
Kết quả kiểm tra bằng công nghệ radar xuyên đất cho thấy thành hang vẫn thẳng đứng với chiều cao 1,8m và gắn liền với nền đá bên dưới những phiến cẩm thạch bao phủ ngôi mộ ở trung tâm nhà thờ Mộ Thánh tại Jerusalem.
Sau 60 giờ làm việc ngày đêm để đến gần đáy mộ, các chuyên gia đã có được nhiều ghi chép về công trình này. Sau đó, họ đóng kín ngôi mộ. Họ cho hay, sẽ nghiên cứu tỉ mỉ những ghi chép về việc mở mộ Chúa Jesus trong thời gian tới nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn khác về công trình tôn giáo linh thiêng này.
Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.