1. Huyền Thiết Trọng kiếm: Là một trong những thanh bảo kiếm lợi hại nhất võ lâm trong kiếm hiệp Kim Dung, Huyền Thiết Trọng kiếm gắn liền với những nhân vật thuộc thượng thặng như Độc Cô Cầu Bại và Dương Quá. Đây được xem là thanh kiếm nặng nhất trong “thiên hạ” (ước tính 80 kg). Kiếm có màu đen tuyền, nhưng không có lưỡi sắc, mũi kiếm cũng mài thành hình tròn.Năm xưa, Độc Cô Cầu Bại đã dùng thanh kiếm này tung hoành thiên hạ, sau đó tới Dương Quá tiếp nhận và kế thừa Huyền Thiết Trọng kiếm cũng như võ công của vị kiếm khách lừng danh. Thanh kiếm được rèn luyện từ chất liệu vô cùng quý giá. Người sử dụng được Huyền Thiết Trọng kiếm phải có sức khỏe hơn người, nội công thâm hậu. Do đó, chỉ có những nhân vật sở hữu võ công thượng đỉnh như Độc Cô và Dương Quá mới có thể phát huy hết được uy lực của thanh kiếm.Vì sức mạnh quá khủng khiếp nên thanh kiếm có thể dễ dàng đánh tan mọi kẻ thù. Nhờ thanh kiếm này mà Độc Cô Cầu Bại và Dương Quá trở thành cao thủ bất khả chiến bại. 2. Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm: Xuất hiện lần đầu tại tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, khi mà Dương Quá cũng như Tiểu Long Nữ đang mắc kẹt ở Tuyệt Tình Cốc. Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm được cất giữ cẩn thận trong mật thất của Công Tôn Chỉ, và may mắn nhờ vào dấu vết phóng hỏa của Chu Bá Thông mà cặp đôi mới tìm được cặp kiếm báu. Còn nhớ khi rút khỏi vỏ, hai thanh kiếm toát ra hàn khí mãnh liệt, khiến Dương Quá ngay lập tức liên tưởng tới chiếc giường hàn ngọc tại Cổ Mộ năm nào. Lưỡi kiếm không sắc, mũi kiếm không nhọn, nhưng lại có từ tính rất mạnh, chỉ cần để gần thì chúng sẽ tự được hút về phía nhau.Cặp bảo kiếm trông không có gì đặc biệt, nhưng khi Dương Quá và Tiểu Long Nữ đấu với Công Tôn Chỉ mới phát hiện ra uy lực của chúng.Dù có ít đất diễn hơn Huyền Thiết Trọng kiếm, thế nhưng hai thanh bảo kiếm này vẫn luôn được coi là hai thanh thần binh mà Công Tôn Chỉ hết lòng cất giữ. Tiếc rằng hắn không có đôi có cặp để dùng mà thôi. 3. Kim Xà kiếm: Kim Xà kiếm được mệnh danh là đệ nhất thần binh trong tiểu thuyết Bích huyết kiếm, gắn liền với tên tuổi của Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi và sau này là Viên Thừa Chí. Có sắc vàng và đầu kiếm như lưỡi rắn. Điểm đặc biệt ở Kim Xà kiếm là mỗi khi vận nội công, thanh kiếm sẽ biến sắc thành màu vàng, đầu như lưỡi rắn.Đây được xem là thanh bảo kiếm kỳ dị, có uy lực bậc nhất trong các bộ tiểu thuyết, đã giúp Kim Xà Lang Quân tung hoành thiên hạ, báo thù cho gia tộc. Viên Thừa Chí tình cờ phát hiện Kim Xà kiếm và Kim Xà bí kíp mà cũng trở thành cao thủ hàng đầu thiên hạ. 4. Ỷ Thiên kiếm: Trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký, Ỷ Thiên kiếm sắc bén, chém sắt như bùn. Nhờ có Ỷ Thiên kiếm, Chưởng môn đời thứ 3 của phái Nga Mi là Diệt Tuyệt Sư Thái võ công chỉ thuộc hàng khá mà có thể tung hoành ngang dọc trong thiên hạ, khiến người người nể sợ. Vì vậy, giới võ lâm nhiều phen dậy sóng và chém giết đẫm máu hòng tranh giành báu vật Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao. Bên trong Ỷ Thiên kiếm chứa bí kíp võ học thượng thừa Cửu âm chân kinh. >>>Xem thêm video: Dấu ấn của "Minh chủ võ hiệp" Kim Dung (Nguồn: VTV24).
1. Huyền Thiết Trọng kiếm: Là một trong những thanh bảo kiếm lợi hại nhất võ lâm trong kiếm hiệp Kim Dung, Huyền Thiết Trọng kiếm gắn liền với những nhân vật thuộc thượng thặng như Độc Cô Cầu Bại và Dương Quá. Đây được xem là thanh kiếm nặng nhất trong “thiên hạ” (ước tính 80 kg). Kiếm có màu đen tuyền, nhưng không có lưỡi sắc, mũi kiếm cũng mài thành hình tròn.
Năm xưa, Độc Cô Cầu Bại đã dùng thanh kiếm này tung hoành thiên hạ, sau đó tới Dương Quá tiếp nhận và kế thừa Huyền Thiết Trọng kiếm cũng như võ công của vị kiếm khách lừng danh.
Thanh kiếm được rèn luyện từ chất liệu vô cùng quý giá. Người sử dụng được Huyền Thiết Trọng kiếm phải có sức khỏe hơn người, nội công thâm hậu. Do đó, chỉ có những nhân vật sở hữu võ công thượng đỉnh như Độc Cô và Dương Quá mới có thể phát huy hết được uy lực của thanh kiếm.
Vì sức mạnh quá khủng khiếp nên thanh kiếm có thể dễ dàng đánh tan mọi kẻ thù. Nhờ thanh kiếm này mà Độc Cô Cầu Bại và Dương Quá trở thành cao thủ bất khả chiến bại.
2. Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm: Xuất hiện lần đầu tại tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, khi mà Dương Quá cũng như Tiểu Long Nữ đang mắc kẹt ở Tuyệt Tình Cốc. Quân Tử kiếm và Thục Nữ kiếm được cất giữ cẩn thận trong mật thất của Công Tôn Chỉ, và may mắn nhờ vào dấu vết phóng hỏa của Chu Bá Thông mà cặp đôi mới tìm được cặp kiếm báu.
Còn nhớ khi rút khỏi vỏ, hai thanh kiếm toát ra hàn khí mãnh liệt, khiến Dương Quá ngay lập tức liên tưởng tới chiếc giường hàn ngọc tại Cổ Mộ năm nào. Lưỡi kiếm không sắc, mũi kiếm không nhọn, nhưng lại có từ tính rất mạnh, chỉ cần để gần thì chúng sẽ tự được hút về phía nhau.
Cặp bảo kiếm trông không có gì đặc biệt, nhưng khi Dương Quá và Tiểu Long Nữ đấu với Công Tôn Chỉ mới phát hiện ra uy lực của chúng.
Dù có ít đất diễn hơn Huyền Thiết Trọng kiếm, thế nhưng hai thanh bảo kiếm này vẫn luôn được coi là hai thanh thần binh mà Công Tôn Chỉ hết lòng cất giữ. Tiếc rằng hắn không có đôi có cặp để dùng mà thôi.
3. Kim Xà kiếm: Kim Xà kiếm được mệnh danh là đệ nhất thần binh trong tiểu thuyết Bích huyết kiếm, gắn liền với tên tuổi của Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi và sau này là Viên Thừa Chí. Có sắc vàng và đầu kiếm như lưỡi rắn. Điểm đặc biệt ở Kim Xà kiếm là mỗi khi vận nội công, thanh kiếm sẽ biến sắc thành màu vàng, đầu như lưỡi rắn.
Đây được xem là thanh bảo kiếm kỳ dị, có uy lực bậc nhất trong các bộ tiểu thuyết, đã giúp Kim Xà Lang Quân tung hoành thiên hạ, báo thù cho gia tộc. Viên Thừa Chí tình cờ phát hiện Kim Xà kiếm và Kim Xà bí kíp mà cũng trở thành cao thủ hàng đầu thiên hạ.
4. Ỷ Thiên kiếm: Trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký, Ỷ Thiên kiếm sắc bén, chém sắt như bùn. Nhờ có Ỷ Thiên kiếm, Chưởng môn đời thứ 3 của phái Nga Mi là Diệt Tuyệt Sư Thái võ công chỉ thuộc hàng khá mà có thể tung hoành ngang dọc trong thiên hạ, khiến người người nể sợ.
Vì vậy, giới võ lâm nhiều phen dậy sóng và chém giết đẫm máu hòng tranh giành báu vật Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao. Bên trong Ỷ Thiên kiếm chứa bí kíp võ học thượng thừa Cửu âm chân kinh.
>>>Xem thêm video: Dấu ấn của "Minh chủ võ hiệp" Kim Dung (Nguồn: VTV24).