Cái gọi là thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa, muốn hoàn thành bá nghiệp của bậc vương giả, nhân tài là yếu tố không thể thiếu. Tần Thủy Hoàng có Mông Điềm, Vương Tiễn; Hán Cao Tổ có Tiêu Hà, Hàn Tín; tới thời kỳ Tam Quốc hết sức rực rỡ, các anh hào võ tướng càng xuất hiện nhiều vô kể.
Như chúng ta đã biết, lúc này thiên hạ chia thành ba nước Thục Hán, Tào Nguỵ và Tôn Ngô. Tôn Ngô yên phận ở Giang Đông, Thục Hán bị kìm lại ở Xuyên Thục, quốc gia lớn mạnh nhất chính là Tào Ngụy của Thào Tháo (tuy rằng sau khi Thào Tháo qua đời, nước Nguỵ mới thành lập).
|
Hình ảnh Tào Tháo trên phim |
Tào Tháo có thể thực hiện được đại nghiệp như vậy, hiển nhiên không thể thiếu sự giúp đỡ của các võ tướng. Điều này cũng là nhờ bản thân Thào Tháo hết sức coi trọng anh hùng hào kiệt, mới có thể khiến nhiều nhân tài trung thành tuyệt đối với ông như vậy.
Trong ấn tượng của chúng ta, nhân tài được Thào Tháo tán thưởng, coi trọng nhất chắc hẳn là Quan Vũ. Năm 200, Lưu Bị bất ngờ đánh chiếm Từ Châu, Thào Tháo đem quan đuổi theo, đại phá quân Thục. Vì thế ba anh em Lưu Bị phải nương nhờ Viên Thiệu, đồng thời, trận Quan Độ cũng theo đó nổ ra, Tào Tháo đại phá đại quân của Viên Thiệu, Lưu Bị bỏ trốn, Quan Vũ bị bắt lại.
Vì năng lực của Quan Vũ rất mạnh, lại thêm danh tiếng trung nghĩa được truyền xa ngàn dặm, bởi thế rất được Thào Tháo tán thưởng. Cho dù khi bị bắt làm tù binh, Quan Vũ đã đã nói luôn rằng lòng dạ mình vẫn ở phía Lưu Bị, chỉ cần gặp được Lưu Bị thì sẽ quay về với anh cả, thế nhưng Thào Tháo không những không trách mắng Quan Vũ, còn đối xử vô cùng tốt với ông, thường xuyên bày tiệc thiết đãi Quan Vũ, tặng thưởng rất hậu hĩnh.
|
Hình ảnh Tào Tháo và Quan Vũ trên phim. |
Nhưng trên thực tế, Thào Tháo chẳng yêu thích Quan Vũ tới mức độ ấy. Đối với Thào Tháo mà nói, ông làm vậy chẳng qua là để lôi kéo Quan Vũ mà thôi. Cuối cùng ông thả cho Quan Vũ đi, ngoài vì quý mến đối Quan Vũ, còn có một nguyên nhân, đó là nhằm thể hiện tấm lòng nhân ái của mình, không muốn để lại tiếng xấu hại người trung lương, bởi dù sao thời điểm ấy Quan Vũ đã khá nổi tiếng rồi.
Người thật sự được Thào Tháo tán thưởng và trọng dụng, để so với Quan Vũ, thật ra vẫn còn rất nhiều người mà trước tiên phải kể đến 3 người sau đây:
1. Trương Liêu
Địa vị của Trương Liêu trong lòng Thào Tháo còn quan trọng hơn cả Quan Vũ. Trương Liêu ban đầu là đại tướng dưới trướng Lã Bố. Năm 199, sau khi Thào Tháo đánh bại Lã Bố, Trương Liêu mới gia nhập dưới trướng Thào Tháo, trở thành Quan nội hầu.
Về sau trong những chiến dịch như tiến đánh Viên Thiệu, Bắc tiến Ô Hoàn, trận Xích Bích,... Thào Tháo đều dẫn theo Trương Liêu, Trương Liêu cũng có đóng góp rất lớn, chiến công hiển hách, trở thành một trong số Ngũ tử lương tướng dưới trướng Thào Tháo. Trương Liêu năm xưa có quan hệ thân thiết với Quan Vũ, cũng được coi như một cặp anh em, thế nên khi Thào Tháo muốn chiêu nạp Quan Vũ, ông cũng đã để Trương Liêu ra mặt, lại chưa từng lo Trương Liêu sẽ bị Quan Vũ xúi ngược, có thể thấy sự tín nhiệm và trọng dụng của Thào Tháo đối với Trương Liêu.
2. Hạ Hầu Đôn
Ngoài Trương Liêu ra, Hạ Hầu Đôn cũng là một đại tướng hết sức được Thào Tháo tán thưởng, coi trọng.
Khác với Trương Liêu "đổi chủ giữa chừng", Hạ Hầu Đôn đi theo Thào Tháo từ thời điểm Thào Tháo mới bắt đầu dấy binh thảo phạt quân Khăn Vàng, lúc ấy Hạ Hầu Đôn đã gia nhập dưới trướng Thào Tháo, theo Thào Tháo cùng giành lấy thiên hạ.
Nếu chỉ xét theo những gì Hạ Hầu Đôn từng trải qua, Thào Tháo không thể nào không coi trọng ông. Giống như công ty kinh doanh, trong lúc gian khó nhất của giai đoạn khởi nghiệp, người chủ chắc chắn đều dùng những người mình tín nhiệm nhất, tán thưởng nhất.
Cuối giai đoạn Thào Tháo cầm quyền, Tào Nguỵ đã trở thành quốc gia lớn mạnh nhất trong Tam Quốc. Hán Hiến Đế Lưu Hiệp đã hoàn toàn bị biến làm quân cờ, ngay cả quan hiệu của triều đình đã đều được thay tên thành Nguỵ.
Khi các tướng lĩnh khác đều được gọi bằng quan hiệu của Nguỵ, chỉ có Hạ Hầu Đôn xưng hô bằng Hán quan, người còn lại xưng hô bằng Hán quan chính là Thào Tháo, có thể thấy Thào Tháo thật sự coi Hạ Hầu Đôn là anh em thay vì thần tử, thế mới sắp xếp như vậy.
Hạ Hầu Đôn cũng hiểu rõ lý do ấy, ông liên tục cầu xin, Thào Tháo mới cho ông quan hiệu của Nguỵ, từ đó có thể thấy địa vị của Hạ Hầu Đôn trong lòng Thào Tháo.
|
Hình ảnh nhân vật Hạ Hầu Đôn trên phim. |
3. Hứa Chử
Hứa Chử là một mãnh tướng dưới trướng Thào Tháo. Ông quy phục Thào Tháo vào năm 197, chủ yếu phụ trách bảo vệ an toàn cho Thào Tháo. Được trở thành "vệ sĩ" của Thào Tháo, không những cần có võ công hơn người, càng cần phải khiến Thào Tháo đủ tin tưởng mới gánh vác được trách nhiệm này. Trên thực tế, Hứa Chử cũng đã làm được.
Khi diễn ra trận Quan Độ, đám người Từ Tha muốn ám sát Thào Tháo, nhưng vì có Hứa Chử theo sát nên họ không thể nào ra tay được. Về sau, khi Thào Tháo thảo phạt quân Tây Lương của Mã Siêu, Hàn Toại, có một lần đàm phán, Thào Tháo cũng chỉ dẫn theo một mình Hứa Chử. Mã Siêu cậy mình võ công cao cường, gan dạ hơn kẻ khác, nhưng bị Hứa Chử lườm một cái đã chẳng dám hành động thiếu suy nghĩ nữa.
Thật ra Thào Tháo xem trọng nhóm ba người kia hơn Quan Vũ nhiều. Nếu như phải làm một phép so sánh, Quan Vũ giống như "cây kẹo mút" của Thào Tháo, hay thèm muốn nhưng không thể ăn thường xuyên.
Nhưng những người như Trương Liêu, Hứa Chử lại tương đương với "cơm và nước" của Thào Tháo. Khi giữa họ xảy ra va chạm, không thể không chọn lựa, Tào Tháo chắc chắn sẽ không hề do dự chọn lựa Trương Liêu, Hứa Chử và Hạ Hầu Đôn.