Tần Thủy Hoàng (tiếng Hán: 秦始皇)(tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 8, 210 TCN), tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên[3] sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.
|
Ảnh minh họa. |
Tự gọi mình là Thủy Hoàng (始皇帝) sau khi Trung Nguyên (Trung Quốc ngày nay) được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị . Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả.
Những bí ẩn về Tần Thủy Hoàng
1. Thân thế của Tần Thủy Hoàng
Hoàng đế đầu tiên xây dựng lăng mộ cho bản thân. Đây là một trong những bí ẩn muôn đời không giải về Tần Thủy Hoàng. Trên danh nghĩa, Tần Thủy Hoàng là con của Trang Tương Vương nước Tần. Tuy nhiên, một số tài liệu lịch sử liệu lại cho rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi - thương nhân giàu có và sau trở thành tướng quốc nước Tần sau này.
Lý giải cho luận điểm này, nhiều sử gia suy đoán khi Trang Tương Vương còn là công tử Tử Sở, làm con tin của Tần ở nước Triệu có quen biết với Lã Bất Vi. Với trí thông minh, mưu mô cao thâm, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ - một người thiếp đang mang thai của mình cho Tử Sở.
Sau này, Triệu Cơ sinh hạ một trai đặt tên là Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng). Về sau, Doanh Chính từng bước trở thành hoàng đế nhà Tần. Cho đến nay, chưa một ai dám khẳng định ai mới thực sự là cha của Tần Thủy Hoàng.
2. Diện mạo của Tần Thủy Hoàng
Dung nhan vị hoàng đế nổi tiếng nhà Tần này cũng gây nhiều tranh cãi. Một luồng ý kiến cho rằng Tần Thủy Hoàng là một người điển trai, phong độ. Trong khi đó, luồng ý kiến khác nhận định Tần Thủy Hoàng có chiều cao khiêm tốn và có cơ thể bị biến dạng, trở nên xấu xí.
Theo đó, một số ý kiến cho rằng Tần Thủy Hoàng có đôi mắt to, mũi cao, giọng nói to, rõ ràng, tinh thần quyết đoán, dáng đi thẳng, tự tin giống vị thần Apollo. Ngược lại, đại diện cho các nhà văn, nhà sử học, nhà khảo cổ Guo Moruo nhận định Tần Thủy Hoàng có mũi gãy, nhãn cầu lồi và giọng nói giống tiếng tru của chó rừng. Ngực ông nhô ra. Thậm chí, vị hoàng đế này còn bị viêm khí quản và bị còi xương.
Tuy nhiên, nhiều người không tin mấy vào lập luận Tần Thủy Hoàng có diện mạo xấu xí. Bởi lẽ, cha mẹ của Tần Thủy Hoàng là Trang Tương Vương nước Tần và Triệu Cơ đều là những thuộc loại "gái xinh, trai đẹp" nên không có lý gì con cái của họ xấu xí. Ngoài ra, hiếm có người thừa kế ngai vàng nào có diện mạo dị dạng được quần thần hết lòng phò tá, đưa lên ngôi vị cửu ngũ chí tôn.
3. Lý do nào khiến Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu trong suốt 37 năm
Cầm quyền cho đến nay vẫn là bí ẩn chưa có lời giải. Vị hoàng đế này là vua chúa Trung Quốc đầu tiên và duy nhất trong lịch sử quốc gia này không lập hoàng hậu.
Một số lý do được đưa ra như Tần Thủy Hoàng có quá nhiều phi tần trong hậu cung nhưng không sủng ái đặc biệt một ai cả nên không chọn được người làm chủ hậu cung. Một số khác còn cho rằng, Tần Thủy Hoàng không đam mê nữ sắc nên tránh được nhiều điều phiền toái và tập trung vào các công việc chính sự.
Một giả thuyết khác được đưa ra đó là Tần Thủy Hoàng yêu cầu quá cao đối với hoàng hậu nên không chọn được người nào ưng ý. Giả thuyết khác lại cho rằng do mải mê chìm đắm trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử nên Tần Thủy Hoàng không còn tâm trí nghĩ đến chuyện lập hoàng hậu.
Rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích lý do Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu nhưng không ai khẳng định chắc chắn điều nào mới là nguyên nhân có tính chất quyết định.