Tác giả của bộ ảnh này là Jimmy Nelson, anh đã dành ra nhiều tuần lễ để đi tới nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và học hỏi văn hóa cũng như ghi lại hình ảnh của các bộ lạc biệt lập. Đến năm 2018, Jimmy đã công bố dự án hoành tráng tiếp theo với tựa đề "Tôn kính Nhân loại", cùng chủ đề với "Trước khi họ biến mất". Được biết, Jimmy Nelson đã ghé thăm 34 vùng văn hóa bản địa khắp 5 châu và ghi lại ảnh tư liệu cũng như các thông tin về vùng đất mà mình đã đi qua. Ảnh: Tộc Hakamou\'i, Ua Pou, đảo Marguesas, Polynésie thuộc Pháp.Jimmy tin rằng, những bộ tộc biệt lập này đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của chúng ta về loài người. Và bộ ảnh của anh sẽ được ghép lại thành một hành trình tuyệt vời xuyên qua cái nôi của văn hóa nhân loại. Ảnh: Người Dương Sóc, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.Những vũ công đeo mặt nạ, Paro, Bhutan. Những vũ công này là tu viện Paro Taktsang, một trong những nơi linh thiêng bậc nhất của người Bhutan.Tộc Samburu, Kenya.Phụ nữ tộc Perak, Thikse Monastery, Ladakh, Ấn Độ. Đây là vùng đất được mệnh danh “tiểu Tây Tạng” của Ấn Độ. Nơi đây nổi tiếng với thiên nhiên hoang sơ và nền văn hóa bản địa giàu truyền thống.Người bản địa trên đồi Khoyor Tolgoi, hạt Altan Tsogts Bayan Ulgii, Mông Cổ. Kazakh là hậu duệ của những tộc người di cư cổ xưa đến từ Đông Âu. Ngày nay, những người đàn ông trưởng thành của bộ tộc thường đi săn cùng một con đại bàng đã được thuần dưỡng. Họ sinh sống chủ yếu ở vùng Bắc Trung Á (gồm các nước Kazakhstan, Uzbekistan, Trung Quốc, Nga, Mông Cổ).Tộc Huli Wigmen bên thác Ambua, thung lũng Tari, Papua New Guinea.Những người Masai sống ở Tarangire, Rift Escarpment, Tanzania. Đàn ông Masai vẫn giữ nghi thức trưởng thành cổ xưa, tộc trưởng sẽ nhổ một chiếc răng cửa của một chàng trai. Ngoài ra, người đàn ông Masai trưởng thành còn xâu lỗ tai, đeo dao bên mình và tay cầm giáo nhọn để đi săn.Những tăng lữ tha hương của bộ tộc Aghori cư trú ở Varanasi. Đây là tộc người cổ đầy bí ẩn ở Ấn Độ, có tục bôi bột trắng lên mặt và đeo nhiều tràng hạt quanh cổ. Họ sống gần các khu hỏa táng và có nhiều tục lệ kỳ dị.Ni Vanuatu Men Rah, đảo Lava.Người Ndoto, núi Range, Kenya. Tộc người Samburu sống trên những dãy núi khô cằn và sa mạc rộng lớn của Kenya. Họ còn được các bộ lạc lân cận gọi là "Người Bướm" bởi những trang phục sặc sỡ.Người Likekaipia, Papua New Guinea.Dân làng Angge, Nepal.Người Te Aroha Mikaka, New Zealand.Dân bản địa ở Lục Bàn Thủy, Qúy Châu, Trung Quốc. Những người thuộc bộ lạc "Miêu sừng dài" của Trung Quốc. Đặc trưng của họ chính là chiếc mũ tết bằng tóc rụng của phụ nữ. Người mẹ sẽ trao chiếc mũ cho con gái khi cô ấy lấy chồng.Paro Pass, Bhutan.Người Uramana, Amuioan, Tufi, Papua New Guinea. Tộc Uramana sống ở Papua New Guinea. Đây là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới, với hơn 850 ngôn ngữ bản địa.Người bản địa ở núi Bosavi, Papua New Guinea.Người Cerro Christal, Argentina.Dân làng Korcho, dãy núi Omo, Ethiopia. Tộc người này theo tín ngưỡng vật linh giáo. Họ tin rằng những hòn đá, gốc cây cũng có linh hồn và tôn thờ những vật đó. Gia súc là tài sản quan trọng nhất với người Surma và họ dùng súng để bảo vệ chúng. Ngày nay, người Surma vẫn giữ lại những nghi lễ truyền thống như tục căng môi bằng những chiếc vòng, đĩa làm từ đất sét nung.
Tác giả của bộ ảnh này là Jimmy Nelson, anh đã dành ra nhiều tuần lễ để đi tới nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và học hỏi văn hóa cũng như ghi lại hình ảnh của các bộ lạc biệt lập. Đến năm 2018, Jimmy đã công bố dự án hoành tráng tiếp theo với tựa đề "Tôn kính Nhân loại", cùng chủ đề với "Trước khi họ biến mất". Được biết, Jimmy Nelson đã ghé thăm 34 vùng văn hóa bản địa khắp 5 châu và ghi lại ảnh tư liệu cũng như các thông tin về vùng đất mà mình đã đi qua. Ảnh: Tộc Hakamou\'i, Ua Pou, đảo Marguesas, Polynésie thuộc Pháp.
Jimmy tin rằng, những bộ tộc biệt lập này đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của chúng ta về loài người. Và bộ ảnh của anh sẽ được ghép lại thành một hành trình tuyệt vời xuyên qua cái nôi của văn hóa nhân loại. Ảnh: Người Dương Sóc, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Những vũ công đeo mặt nạ, Paro, Bhutan. Những vũ công này là tu viện Paro Taktsang, một trong những nơi linh thiêng bậc nhất của người Bhutan.
Tộc Samburu, Kenya.
Phụ nữ tộc Perak, Thikse Monastery, Ladakh, Ấn Độ. Đây là vùng đất được mệnh danh “tiểu Tây Tạng” của Ấn Độ. Nơi đây nổi tiếng với thiên nhiên hoang sơ và nền văn hóa bản địa giàu truyền thống.
Người bản địa trên đồi Khoyor Tolgoi, hạt Altan Tsogts Bayan Ulgii, Mông Cổ. Kazakh là hậu duệ của những tộc người di cư cổ xưa đến từ Đông Âu. Ngày nay, những người đàn ông trưởng thành của bộ tộc thường đi săn cùng một con đại bàng đã được thuần dưỡng. Họ sinh sống chủ yếu ở vùng Bắc Trung Á (gồm các nước Kazakhstan, Uzbekistan, Trung Quốc, Nga, Mông Cổ).
Tộc Huli Wigmen bên thác Ambua, thung lũng Tari, Papua New Guinea.
Những người Masai sống ở Tarangire, Rift Escarpment, Tanzania. Đàn ông Masai vẫn giữ nghi thức trưởng thành cổ xưa, tộc trưởng sẽ nhổ một chiếc răng cửa của một chàng trai. Ngoài ra, người đàn ông Masai trưởng thành còn xâu lỗ tai, đeo dao bên mình và tay cầm giáo nhọn để đi săn.
Những tăng lữ tha hương của bộ tộc Aghori cư trú ở Varanasi. Đây là tộc người cổ đầy bí ẩn ở Ấn Độ, có tục bôi bột trắng lên mặt và đeo nhiều tràng hạt quanh cổ. Họ sống gần các khu hỏa táng và có nhiều tục lệ kỳ dị.
Ni Vanuatu Men Rah, đảo Lava.
Người Ndoto, núi Range, Kenya. Tộc người Samburu sống trên những dãy núi khô cằn và sa mạc rộng lớn của Kenya. Họ còn được các bộ lạc lân cận gọi là "Người Bướm" bởi những trang phục sặc sỡ.
Người Likekaipia, Papua New Guinea.
Dân làng Angge, Nepal.
Người Te Aroha Mikaka, New Zealand.
Dân bản địa ở Lục Bàn Thủy, Qúy Châu, Trung Quốc. Những người thuộc bộ lạc "Miêu sừng dài" của Trung Quốc. Đặc trưng của họ chính là chiếc mũ tết bằng tóc rụng của phụ nữ. Người mẹ sẽ trao chiếc mũ cho con gái khi cô ấy lấy chồng.
Paro Pass, Bhutan.
Người Uramana, Amuioan, Tufi, Papua New Guinea. Tộc Uramana sống ở Papua New Guinea. Đây là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới, với hơn 850 ngôn ngữ bản địa.
Người bản địa ở núi Bosavi, Papua New Guinea.
Người Cerro Christal, Argentina.
Dân làng Korcho, dãy núi Omo, Ethiopia. Tộc người này theo tín ngưỡng vật linh giáo. Họ tin rằng những hòn đá, gốc cây cũng có linh hồn và tôn thờ những vật đó. Gia súc là tài sản quan trọng nhất với người Surma và họ dùng súng để bảo vệ chúng. Ngày nay, người Surma vẫn giữ lại những nghi lễ truyền thống như tục căng môi bằng những chiếc vòng, đĩa làm từ đất sét nung.