Về cơ bản, triều đại phong kiến Trung Quốc nào cũng có thái giám, song cũng không phải thái giám nào cũng bị tịnh thân. Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có hai tên thái giám giả vô cùng nổi tiếng, không những thoát được việc tịnh thân mà sau còn nhiễu loạn triều đình. Hãy xem đó là những ai?Người đầu tiên là Cao Bồ Tát - Thái giám giả "ngủ" khắp hậu cung.Bắc Ngụy Hoàng đế Hiếu Văn Đế là người tài trí mưu lược, có chí hướng lớn lao, vì một lòng muốn thống nhất thiên hạ cho nên thường xuyên chinh chiến bên ngoài. Hoàng hậu Phùng Diệu Liên mỗi đêm đều cảm thấy cô đơn, trùng hợp là bên người lại có một người đàn ông đẹp trai, tên là Cao Bồ Tát. Tên này vốn là biết về nghề y, ban đầu phụng mệnh chăm sóc Hoàng hậu, sau thì "đổi vai", đôi bên dan díu với nhau.Hoàng hậu mỗi đêm không thể chịu nổi nỗi khổ tương tư, liền hạ lệnh đưa Cao Bồ Tát vào cung. Vì để che mắt người ngoài và dễ bề hành xử, cho nên bà đã để Cao Bồ Tát giả làm thái giám, trở thành người hầu cận bên mình. Tên Cao Bồ Tát này không những ngày ngày cùng Hoàng hậu phát sinh quan hệ mờ ám, hơn thế hắn còn nhắm đến rất nhiều phi tần cô đơn trong hậu cung, lén lút qua lại với họ như qua lại Hoàng hậu, tự tung tự tác khắp chốn hậu cung.Song, giấy sao có thể bọc được lửa, chuyện ô nhục thanh danh Hoàng gia này cuối cùng cũng bị truyền đến tai Hiếu Văn Đế.Hoàng đế vô cùng tức giận, lập tức hạ lệnh xử tử tên thái giám giả Cao Bồ Tát. Còn về phía hoàng hậu, vì lo lắng đến thể diện của Hoàng gia cho nên Hiếu Văn Đế không xử tội Hoàng hậu, chỉ lưu lại ý chỉ sau này mình băng hà, Hoàng hậu phải tuẫn táng theo cùng.Người thứ hai là Lưu Khắc Minh - To gan dám giết vua đoạt quyền.Vào thời vua Đường Kính Tông, thái giám Lưu Quang rất được vua tin sủng. Nhưng hắn ta lại không dốc lòng vì Hoàng đế mà chỉ tìm cách bành trướng thế lực của bản thân, sau này còn đưa con nuôi của mình là Lưu Khắc Minh vào quan làm thái giám nhưng lại giúp hắn thoát khỏi việc bị tịnh thân.Lưu Khắc Minh từ nhỏ đã lớn lên bên cạnh thái giám, tuy bản thân hoàn hảo vô khuyết nhưng mỗi hành động cử chỉ lời nói của hắn lại chẳng khác gì một thái giám thực thụ, hơn thế người này còn có tài diễn kịch.Lưu Khắc Minh trẻ tuổi thông minh, được Hoàng đế hết lòng tin tưởng, lại thường xuyên hầu hạ bên cạnh Hoàng đế nên cũng âm thầm qua lại với phi tần trong hậu cung. Sau này, hắn lập mưu chống lại Hoàng đế, thành công giết chết vua khi đang trong cơn say, song đến cuối cùng Lưu Khắc Minh cũng không có kết cục tốt đẹp, bị Khu Mật Sứ giết chết.
Về cơ bản, triều đại phong kiến Trung Quốc nào cũng có thái giám, song cũng không phải thái giám nào cũng bị tịnh thân.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có hai tên thái giám giả vô cùng nổi tiếng, không những thoát được việc tịnh thân mà sau còn nhiễu loạn triều đình. Hãy xem đó là những ai?
Người đầu tiên là Cao Bồ Tát - Thái giám giả "ngủ" khắp hậu cung.
Bắc Ngụy Hoàng đế Hiếu Văn Đế là người tài trí mưu lược, có chí hướng lớn lao, vì một lòng muốn thống nhất thiên hạ cho nên thường xuyên chinh chiến bên ngoài. Hoàng hậu Phùng Diệu Liên mỗi đêm đều cảm thấy cô đơn, trùng hợp là bên người lại có một người đàn ông đẹp trai, tên là Cao Bồ Tát. Tên này vốn là biết về nghề y, ban đầu phụng mệnh chăm sóc Hoàng hậu, sau thì "đổi vai", đôi bên dan díu với nhau.
Hoàng hậu mỗi đêm không thể chịu nổi nỗi khổ tương tư, liền hạ lệnh đưa Cao Bồ Tát vào cung. Vì để che mắt người ngoài và dễ bề hành xử, cho nên bà đã để Cao Bồ Tát giả làm thái giám, trở thành người hầu cận bên mình.
Tên Cao Bồ Tát này không những ngày ngày cùng Hoàng hậu phát sinh quan hệ mờ ám, hơn thế hắn còn nhắm đến rất nhiều phi tần cô đơn trong hậu cung, lén lút qua lại với họ như qua lại Hoàng hậu, tự tung tự tác khắp chốn hậu cung.Song, giấy sao có thể bọc được lửa, chuyện ô nhục thanh danh Hoàng gia này cuối cùng cũng bị truyền đến tai Hiếu Văn Đế.
Hoàng đế vô cùng tức giận, lập tức hạ lệnh xử tử tên thái giám giả Cao Bồ Tát. Còn về phía hoàng hậu, vì lo lắng đến thể diện của Hoàng gia cho nên Hiếu Văn Đế không xử tội Hoàng hậu, chỉ lưu lại ý chỉ sau này mình băng hà, Hoàng hậu phải tuẫn táng theo cùng.
Người thứ hai là Lưu Khắc Minh - To gan dám giết vua đoạt quyền.
Vào thời vua Đường Kính Tông, thái giám Lưu Quang rất được vua tin sủng. Nhưng hắn ta lại không dốc lòng vì Hoàng đế mà chỉ tìm cách bành trướng thế lực của bản thân, sau này còn đưa con nuôi của mình là Lưu Khắc Minh vào quan làm thái giám nhưng lại giúp hắn thoát khỏi việc bị tịnh thân.
Lưu Khắc Minh từ nhỏ đã lớn lên bên cạnh thái giám, tuy bản thân hoàn hảo vô khuyết nhưng mỗi hành động cử chỉ lời nói của hắn lại chẳng khác gì một thái giám thực thụ, hơn thế người này còn có tài diễn kịch.
Lưu Khắc Minh trẻ tuổi thông minh, được Hoàng đế hết lòng tin tưởng, lại thường xuyên hầu hạ bên cạnh Hoàng đế nên cũng âm thầm qua lại với phi tần trong hậu cung.
Sau này, hắn lập mưu chống lại Hoàng đế, thành công giết chết vua khi đang trong cơn say, song đến cuối cùng Lưu Khắc Minh cũng không có kết cục tốt đẹp, bị Khu Mật Sứ giết chết.