Dưới thời phong kiến, các hoàng đế Trung Quốc nắm giữ trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất đất nước. Trong hậu cung của họ có hàng ngàn phi tần mỹ nữ. Đấng quân vương không muốn bị "cắm sừng" nên trong cung cấm chỉ có vua là người đàn ông thực thụ. Thường xuyên ra vào hoàng gcung là thái y và thái giám.Trước khi vào cung hầu hạ nhà vua và các phi tần, thái giám cũng là những người đàn ông bình thường. Do hoàn cảnh nghèo khó hoặc bị phạt nên một số người trở thành hoạn quan.Để vào cung làm việc, những người này phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn khiến họ mất khả năng sinh lý, không thể có con. Thậm chí, họ bị coi là "bán nam, bán nữ". Thế nhưng, cùng hầu hạ và thường tiếp xúc gần với hoàng đế và các phi tần giống thái giám, các thái y lại không phải tịnh thân. Họ vẫn có thể lấy vợ, sinh con như bao nam giới khác.Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái hơn so với thái giám. Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số lý do được cho là nguyên nhân khiến thái y không phải tịnh thân.Thái y hay còn gọi ngự y có nghĩa vụ chẩn trị bệnh cho hoàng đế và hoàng tộc. Theo đó, họ là những thầy thuốc có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các loại bệnh.Những thái y thường xuất thân trong gia đình có nhiều đời làm thầy thuốc. Những bài thuốc bí truyền chỉ được lưu truyền trong gia tộc. Nếu thái y bị tịnh thân thì những tinh hoa về y học sẽ biến mất do họ không còn người thừa kế.Khi ấy, triều đình sẽ không còn mấy thầy thuốc giỏi để tuyển vào cung làm thái y. Nếu điều này xảy ra thì sức khỏe của hoàng đế và các thành viên hoàng tộc sẽ rơi vào cảnh nguy hiểm. Một khi không có thái y giỏi thì nếu hoàng đế lâm bệnh nặng sẽ khó qua khỏi.Một lý do khác khiến hoàng đế không tịnh thân thái y được cho là vì muốn họ có sức khỏe tốt để phụng sự nhà vua và triều đình. Nếu họ tịnh thân giống thái giám thì cơ thể sẽ yếu hơn, dễ mắc bệnh tật.Để đề phòng thái y tư thông với các phi tần, cung nữ, mỗi lần thái y khám bệnh cho thê thiếp của hoàng đế luôn có các thái giám đứng cạnh "giám sát". Theo đó, mọi hành động của thái y không thể qua mắt được thái giám, cung nữ.Khi khám bệnh cho các phi tần, thái y dốc hết sức lực vào việc chữa trị. Nếu không làm tốt công việc của mình thì họ sẽ bị phạt, nhẹ thì giảm bổng lộc, nặng thì mất chức, bị xử tử và liên lụy đến gia đình. Do vậy, thái y một lòng chỉ muốn làm tốt công việc của mình, không dám tơ tưởng tư thông với các mỹ nhân của nhà vua.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.
Dưới thời phong kiến, các hoàng đế Trung Quốc nắm giữ trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất đất nước. Trong hậu cung của họ có hàng ngàn phi tần mỹ nữ. Đấng quân vương không muốn bị "cắm sừng" nên trong cung cấm chỉ có vua là người đàn ông thực thụ. Thường xuyên ra vào hoàng gcung là thái y và thái giám.
Trước khi vào cung hầu hạ nhà vua và các phi tần, thái giám cũng là những người đàn ông bình thường. Do hoàn cảnh nghèo khó hoặc bị phạt nên một số người trở thành hoạn quan.
Để vào cung làm việc, những người này phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn khiến họ mất khả năng sinh lý, không thể có con. Thậm chí, họ bị coi là "bán nam, bán nữ". Thế nhưng, cùng hầu hạ và thường tiếp xúc gần với hoàng đế và các phi tần giống thái giám, các thái y lại không phải tịnh thân. Họ vẫn có thể lấy vợ, sinh con như bao nam giới khác.
Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái hơn so với thái giám. Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số lý do được cho là nguyên nhân khiến thái y không phải tịnh thân.
Thái y hay còn gọi ngự y có nghĩa vụ chẩn trị bệnh cho hoàng đế và hoàng tộc. Theo đó, họ là những thầy thuốc có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các loại bệnh.
Những thái y thường xuất thân trong gia đình có nhiều đời làm thầy thuốc. Những bài thuốc bí truyền chỉ được lưu truyền trong gia tộc. Nếu thái y bị tịnh thân thì những tinh hoa về y học sẽ biến mất do họ không còn người thừa kế.
Khi ấy, triều đình sẽ không còn mấy thầy thuốc giỏi để tuyển vào cung làm thái y. Nếu điều này xảy ra thì sức khỏe của hoàng đế và các thành viên hoàng tộc sẽ rơi vào cảnh nguy hiểm. Một khi không có thái y giỏi thì nếu hoàng đế lâm bệnh nặng sẽ khó qua khỏi.
Một lý do khác khiến hoàng đế không tịnh thân thái y được cho là vì muốn họ có sức khỏe tốt để phụng sự nhà vua và triều đình. Nếu họ tịnh thân giống thái giám thì cơ thể sẽ yếu hơn, dễ mắc bệnh tật.
Để đề phòng thái y tư thông với các phi tần, cung nữ, mỗi lần thái y khám bệnh cho thê thiếp của hoàng đế luôn có các thái giám đứng cạnh "giám sát". Theo đó, mọi hành động của thái y không thể qua mắt được thái giám, cung nữ.
Khi khám bệnh cho các phi tần, thái y dốc hết sức lực vào việc chữa trị. Nếu không làm tốt công việc của mình thì họ sẽ bị phạt, nhẹ thì giảm bổng lộc, nặng thì mất chức, bị xử tử và liên lụy đến gia đình. Do vậy, thái y một lòng chỉ muốn làm tốt công việc của mình, không dám tơ tưởng tư thông với các mỹ nhân của nhà vua.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.