18 cây cổ thụ (300 - 600 tuổi) ở khu tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.Nổi bật trong số này là cây đa - thị 300 tuổi, dễ dàng nhìn thấy khi đi qua cây cầu đá dẫn vào chính điện Lam Kinh.Ông Võ Đình Sĩ, Phó trưởng Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cho biết hơn 300 năm trước, tại chỗ cây đa là cây thị rất xanh tốt. Nơi đây có rất nhiều chim chóc về đậu trên cành thị mang theo quả đa về ăn nên hạt rơi xuống đất mọc thành cây. "Khi lớn lên, cây đa ngày càng xanh tốt, ôm chặt lấy cây thị, dần dần hai cây hóa thành 1 gốc cây nên gọi là cây đa - thị. Tuy nhiên, đến năm 2007, cây thị đã chết, hiện chỉ còn mỗi cây đa", ông Sĩ nói.Bộ rễ phụ của cây đa này rất đặc biệt ở chỗ chỉ quấn quýt xung quanh gốc thị cũ mà không vươn ra xa như các cây đa nhiều gốc khác. Ngọn đa cao trên 40 m, chu vi thân cây hơn 17 m, gốc cây khoảng 10 người ôm không xuể.Nằm bên phải chính điện Lam Kinh là cụm cây duối (tên địa phương gọi là cây rưới) 300 tuổi. Theo Ban quản lý di tích, vào năm 1788, khi bức thành nội phía Tây sụp đổ, cây duối mọc lên trên nền bức tường.Cụm gồm 5 cây mọc sát nhau với chiều cao 12-15 m, chu vi thân 2,18-3,1 m. Loài này rất đặc biệt, không bị rụng lá bất kể mùa hè hay mùa đông lạnh giá.Phía sau 5 tòa Thái miếu là cây sui cổ thụ 600 tuổi, nằm ngay trước mộ vua Lê Thái Tổ.Cây sui này cao khoảng 40 m, đường kính 1,13 m, cành lá xanh tốt. Trên thân cây, nhiều loài địa y, dương xỉ bám đầy. 18 cây di sản ở Lam Kinh phân bố rải rác ở nhiều ngọn đồi, nhiều loài được xếp vào loại gỗ rừng quý thuộc nhóm I, nhóm II như lim, dỗi...
18 cây cổ thụ (300 - 600 tuổi) ở khu tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.
Nổi bật trong số này là cây đa - thị 300 tuổi, dễ dàng nhìn thấy khi đi qua cây cầu đá dẫn vào chính điện Lam Kinh.
Ông Võ Đình Sĩ, Phó trưởng Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cho biết hơn 300 năm trước, tại chỗ cây đa là cây thị rất xanh tốt. Nơi đây có rất nhiều chim chóc về đậu trên cành thị mang theo quả đa về ăn nên hạt rơi xuống đất mọc thành cây. "Khi lớn lên, cây đa ngày càng xanh tốt, ôm chặt lấy cây thị, dần dần hai cây hóa thành 1 gốc cây nên gọi là cây đa - thị. Tuy nhiên, đến năm 2007, cây thị đã chết, hiện chỉ còn mỗi cây đa", ông Sĩ nói.
Bộ rễ phụ của cây đa này rất đặc biệt ở chỗ chỉ quấn quýt xung quanh gốc thị cũ mà không vươn ra xa như các cây đa nhiều gốc khác. Ngọn đa cao trên 40 m, chu vi thân cây hơn 17 m, gốc cây khoảng 10 người ôm không xuể.
Nằm bên phải chính điện Lam Kinh là cụm cây duối (tên địa phương gọi là cây rưới) 300 tuổi. Theo Ban quản lý di tích, vào năm 1788, khi bức thành nội phía Tây sụp đổ, cây duối mọc lên trên nền bức tường.
Cụm gồm 5 cây mọc sát nhau với chiều cao 12-15 m, chu vi thân 2,18-3,1 m. Loài này rất đặc biệt, không bị rụng lá bất kể mùa hè hay mùa đông lạnh giá.
Phía sau 5 tòa Thái miếu là cây sui cổ thụ 600 tuổi, nằm ngay trước mộ vua Lê Thái Tổ.
Cây sui này cao khoảng 40 m, đường kính 1,13 m, cành lá xanh tốt. Trên thân cây, nhiều loài địa y, dương xỉ bám đầy. 18 cây di sản ở Lam Kinh phân bố rải rác ở nhiều ngọn đồi, nhiều loài được xếp vào loại gỗ rừng quý thuộc nhóm I, nhóm II như lim, dỗi...