Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
Là người Việt nhất định phải biết những điều cấm kị này trong ngày Tết – Các cụ ta vẫn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chuyện kiêng cữ ngày thường đã quan trọng, và nó còn trở nên quan trọng hơn trong 3 ngày Tết.
Những tập tục này có từ xưa nay, tuy không có căn cứ khoa học nhưng các cụ vẫn nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy xin điểm một vài điều kiêng kị trong ngày tết để bạn đọc tham khảo, bài viết không cổ súy mọi người phải làm theo tất cả nhưng nếu tránh được cái nào thì tránh nhé!
1. Kiêng làm đổ nước bẩn, rác và quét nhà
Không nên làm những việc liên quan đến quét tước trong đầu năm mới, bởi điều đấy sẽ rất dễ quét luôn đi tài khí trong nhà.
|
Quét nhà là 1 trong 16 điều tuyệt đối kiêng kỵ vào ngày Tết để cả năm may mắn |
Vào những ngày đầu năm, đặc biệt là mùng 1, 2, 3, các gia đình sẽ tránh việc quét rác, đổ rác vì sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ, lộc xuân ra khỏi nhà. Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn. Do vậy, ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi.
2. Kiêng ăn cháo, ăn mặn vào sáng ngày mồng 1 Tết
Trong quan niệm truyền thống, chỉ có những nhà nghèo mới phải ăn cháo, cho nên tốt nhất là ăn cơm vào sáng mồng 1 Tết để cầu một năm sung túc; mà sáng mồng 1 Tết còn gọi là “muôn thần tề tựu”, để ngỏ ý mời thần tiên đến vào đầu năm mới. Cho nên, để thể hiện sự tôn kính, trước tiên nên ăn đồ mặn, sau đó ăn đồ chay.
3. Kiêng chúc Tết người đang ngủ
Mồng 1 Tết người khác hãy còn đang trong giấc mộng, nên sẽ không thích người khác chúc Tết, bạn hãy đợi người đó thức dậy rồi hãy chúc. Bởi nếu chúc Tết khi người khác đang ngủ, sẽ đem lại điềm giông bệnh tật cả năm.
4. Kiêng động dao kéo
Động dao kéo vào ngày mồng 1 Tết thì sẽ khó tránh khỏi chuyện thị phi.
Bởi có quan niệm rằng, nếu động dao kéo vào ngày mồng 1 Tết thì sẽ khó tránh khỏi chuyện thị phi.
5. Kiêng động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết
Bởi có quan niệm rằng, nếu động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết, nếu như sinh con thì mắt sẽ nhỏ dẹt như cây kim vậy.
6. Kiêng chuyện búa rìu chặt củi
Bởi có quan niệm rằng, trong ngày mồng 1 mà đốn bổ củi, thì sẽ tự đoạn đi đường tài lộc của mình trong năm đấy.
7. Kiêng đánh vỡ đồ dùng gia đình
Bát, đĩa, cốc, chén, gương … là những vật dụng rất dễ vỡ, dân gian vẫn luôn quan niệm rằng, nếu đánh vỡ đồ vào năm mới sẽ không đem lại điềm cát lành. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không cần quá lo lắng khi con trẻ đánh vỡ đồ, những lúc như vậy chỉ cần cười nói “Đập đi năm cũ đón năm mới, năm mới tốt, cả năm bình an” thì có thể hóa hung thành cát.
8. Kiêng bị người khác lấy đồ trong túi (móc túi)
Nếu như trong năm mới mà để người khác lấy đồ trong túi, điều này thể hiện rằng trong năm đấy bạn sẽ thường xuyên bị người khác lấy đi tiền tài.
9. Kiêng cho lửa
Ngày mùng 1 tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn.
Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng 1 tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may mắn như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.
10. Người có tang không nên xông nhà
Xuất phát từ phong tục xông nhà, xông đất đầu năm, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.
Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
11. Kiêng làm vỡ bát, đĩa
Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình
Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
13. Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
Vì thế, trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.
Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ trên còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình.
Song, khi hiểu về các tập tục ngày Tết sẽ giúp mỗi người biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.
14. Không mặc quần áo màu đen - trắng
Với người Việt Nam, màu đen- trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo nhiều màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.
15. Kiêng ăn món xui
Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
16. Kiêng nói những điều xui
Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như "Chết mất" hay " Tiêu rồi","Hỏng rồi". Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.