Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc Ngày tình nhân Valentine 14/2 đó chính là Hoàng đế La Mã Claudius II ban hành sắc lệnh cấm các nam công dân kết hôn trong thời chiến tranh. Tuy nhiên, linh mục Valentine bí mật tổ chức các đám cưới cho những cặp đôi bất chấp lệnh cấm. Ngay trước khi ra pháp trường, vị linh mục này đã gửi tấm thiệp đề chữ “From your Valentine” cho cô con gái mù lòa của viên cai tù.Trong thời Victoria, việc viết thiệp mừng Lễ tình nhân 14/2 được coi là một điềm xấu.Khoảng 1 tỷ thiếp Valentine được các cặp đôi trao cho nhau mỗi năm.Ở Phần Lan, ngày Valentine được gọi là Ystävänpäivä (tức Ngày Tình bạn). Đây là dịp để nhớ và trao những yêu thương cho bạn bè thân thiết chứ lại không phải cho “nửa kia”.Ở thời trung cổ, nhiều người cho rằng, biểu tượng X tượng trưng cho nụ hôn. Một số người do có những lý do riêng nên không thể ký tên mình lên tấm thiệp. Họ đã đánh chữ X lên đó để thể hiện sự chân thành của mình.Nhiều cô gái thời trung cổ thường ăn những món độc dị vào ngày lễ tình nhân để mơ về “nửa kia” tương lai.Năm 1537, Vua Anh Henry VII chính thức tuyên bố 14/2 là Ngày Lễ tình nhân.Các bác sĩ hồi năm 1800 thường khuyên bệnh nhân ăn sô-cô-la để bình tĩnh níu giữ những kỉ niệm về tình yêu đã vuột khỏi tay họ.Hồi cuối thập niên 1800, Richard Cadbury đã làm ra hộp bánh sô-cô-la đầu tiên để các tình nhân dành tặng dịp Valentine.Hơn 35 triệu hộp sô-cô-la hình trái tim sẽ được bán hết veo trên toàn thế giới vào ngày Valentine.73% nam giới mua hoa tặng bạn gái trong khi chỉ 27% các cô gái làm điều này vào ngày Lễ Tình nhân.Hồng đỏ là loại hoa ưa thích của Thần tình yêu Venus.Hồng đỏ được xem là hoa của tình yêu vì màu đỏ tượng trưng cho các cảm xúc lãng mạn một cách mạnh mẽ.220.000 là con số những lời cầu hôn vào mỗi dịp Valentine.Cứ mỗi dịp Valentine, thành phố Verona (nơi cặp đôi Romeo và Juliet sinh sống) nhận được chừng 1.000 lá thư từ khắp nơi trên thế giới.
Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc Ngày tình nhân Valentine 14/2 đó chính là Hoàng đế La Mã Claudius II ban hành sắc lệnh cấm các nam công dân kết hôn trong thời chiến tranh. Tuy nhiên, linh mục Valentine bí mật tổ chức các đám cưới cho những cặp đôi bất chấp lệnh cấm. Ngay trước khi ra pháp trường, vị linh mục này đã gửi tấm thiệp đề chữ “From your Valentine” cho cô con gái mù lòa của viên cai tù.
Trong thời Victoria, việc viết thiệp mừng Lễ tình nhân 14/2 được coi là một điềm xấu.
Khoảng 1 tỷ thiếp Valentine được các cặp đôi trao cho nhau mỗi năm.
Ở Phần Lan, ngày Valentine được gọi là Ystävänpäivä (tức Ngày Tình bạn). Đây là dịp để nhớ và trao những yêu thương cho bạn bè thân thiết chứ lại không phải cho “nửa kia”.
Ở thời trung cổ, nhiều người cho rằng, biểu tượng X tượng trưng cho nụ hôn. Một số người do có những lý do riêng nên không thể ký tên mình lên tấm thiệp. Họ đã đánh chữ X lên đó để thể hiện sự chân thành của mình.
Nhiều cô gái thời trung cổ thường ăn những món độc dị vào ngày lễ tình nhân để mơ về “nửa kia” tương lai.
Năm 1537, Vua Anh Henry VII chính thức tuyên bố 14/2 là Ngày Lễ tình nhân.
Các bác sĩ hồi năm 1800 thường khuyên bệnh nhân ăn sô-cô-la để bình tĩnh níu giữ những kỉ niệm về tình yêu đã vuột khỏi tay họ.
Hồi cuối thập niên 1800, Richard Cadbury đã làm ra hộp bánh sô-cô-la đầu tiên để các tình nhân dành tặng dịp Valentine.
Hơn 35 triệu hộp sô-cô-la hình trái tim sẽ được bán hết veo trên toàn thế giới vào ngày Valentine.
73% nam giới mua hoa tặng bạn gái trong khi chỉ 27% các cô gái làm điều này vào ngày Lễ Tình nhân.
Hồng đỏ là loại hoa ưa thích của Thần tình yêu Venus.
Hồng đỏ được xem là hoa của tình yêu vì màu đỏ tượng trưng cho các cảm xúc lãng mạn một cách mạnh mẽ.
220.000 là con số những lời cầu hôn vào mỗi dịp Valentine.
Cứ mỗi dịp Valentine, thành phố Verona (nơi cặp đôi Romeo và Juliet sinh sống) nhận được chừng 1.000 lá thư từ khắp nơi trên thế giới.