Emmeline Pankhurst (1858 - 1928) là nhà hoạt động xã hội người Anh. Bà đã thành lập tổ chức Liên hiệp Xã hội và Chính trị nữ giới (WSPU) và dẫn dắt phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ Anh.Emmeline Pankhurst bị bắt bên ngoài cung điện Buckingham khi cố gắng trình bày kiến nghị lên vua George V năm 1914.Đến năm 1928, Chính phủ Anh thông qua luật cho phép phụ nữ có quyền bầu cử bình đẳng như nam giới (cùng đến tuổi 21). Tuy nhiên, bà Pankhurst đã không thể chứng kiến thời khắc lịch sử đó bởi bà qua đời ngày 14/6/1928, trước 3 tuần so với thời điểm Chính phủ Anh thông qua luật này.Bà Pankhurst (trái ảnh) chụp ảnh với con gái Christabel (giữa) và Sylvia Pankhurst (phải) ở London năm 1911. Cho đến cuối đời, bà Pankhurst đấu tranh không mệt mỏi cho quyền bầu cử của phụ nữ.Trước khi Chính phủ Anh thông qua luật cho phép phụ nữ có quyền bầu cử bình đẳng như nam giới, không ít phụ nữ bị bắt giữ và phải ngồi tù do tham gia các cuộc biểu tình, đấu tranh đòi quyền lợi cho mình.Một số lãnh đạo của phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ ở Anh. Người thứ 2 và thứ 3 từ phải sang là chị em Christabel và Sylvia Pankhurst.Những gương mặt tiêu biểu trong phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ ở Anh. Từ trái sang phải ảnh: Frances Balfour (1858 - 1931), Millicent Fawcett (1847 - 1929), Ethel Snowden (1880 - 1951), Emily Davies (1830 - 1921) và Sophie Bryant (1850 - 1922).Estelle Sylvia Pankhurst - con gái của Emmeline Pankhurst - cũng có nhiều hoạt động tích cực cho phong trào.Nhiều phụ nữ bị bắt giam do tham gia biểu tình. Ngay khi được thả tự do, họ vẫn mặc áo tù và tiếp tục tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Video: 17 Điều một phụ nữ thông minh cần nhớ (nguồn: YouTube/Cuộc sống yêu thương).
Emmeline Pankhurst (1858 - 1928) là nhà hoạt động xã hội người Anh. Bà đã thành lập tổ chức Liên hiệp Xã hội và Chính trị nữ giới (WSPU) và dẫn dắt phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ Anh.
Emmeline Pankhurst bị bắt bên ngoài cung điện Buckingham khi cố gắng trình bày kiến nghị lên vua George V năm 1914.
Đến năm 1928, Chính phủ Anh thông qua luật cho phép phụ nữ có quyền bầu cử bình đẳng như nam giới (cùng đến tuổi 21). Tuy nhiên, bà Pankhurst đã không thể chứng kiến thời khắc lịch sử đó bởi bà qua đời ngày 14/6/1928, trước 3 tuần so với thời điểm Chính phủ Anh thông qua luật này.
Bà Pankhurst (trái ảnh) chụp ảnh với con gái Christabel (giữa) và Sylvia Pankhurst (phải) ở London năm 1911. Cho đến cuối đời, bà Pankhurst đấu tranh không mệt mỏi cho quyền bầu cử của phụ nữ.
Trước khi Chính phủ Anh thông qua luật cho phép phụ nữ có quyền bầu cử bình đẳng như nam giới, không ít phụ nữ bị bắt giữ và phải ngồi tù do tham gia các cuộc biểu tình, đấu tranh đòi quyền lợi cho mình.
Một số lãnh đạo của phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ ở Anh. Người thứ 2 và thứ 3 từ phải sang là chị em Christabel và Sylvia Pankhurst.
Những gương mặt tiêu biểu trong phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ ở Anh. Từ trái sang phải ảnh: Frances Balfour (1858 - 1931), Millicent Fawcett (1847 - 1929), Ethel Snowden (1880 - 1951), Emily Davies (1830 - 1921) và Sophie Bryant (1850 - 1922).
Estelle Sylvia Pankhurst - con gái của Emmeline Pankhurst - cũng có nhiều hoạt động tích cực cho phong trào.
Nhiều phụ nữ bị bắt giam do tham gia biểu tình. Ngay khi được thả tự do, họ vẫn mặc áo tù và tiếp tục tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.
Video: 17 Điều một phụ nữ thông minh cần nhớ (nguồn: YouTube/Cuộc sống yêu thương).