1. Tên gọi Con đường tơ lụa. Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, và sau này được đưa đi các xứ sở khác nhau, dần dần hình thành nên Con đường tơ lụa. 2. Sự khởi đầu của Con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa nó được hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu con đường này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại, cụ thể là việc nhà Hán cử tướng Trương Khiên đi về phía Tây tìm những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô vào năm 138 TCN. Những kiến thức về vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương có được từ chuyến đi này là cơ sở để thiết lập nên Con đường tơ lụa.
3. Con đường tơ lụa dài đến mức nào? Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 km. Lạc đà Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại khắc nghiệt này. 4. Giá trị khó tin của tơ lụa trong thế giới cổ đại. Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Có giai thoại cũng kể rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc sinh thời chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. 5. Sự ra đời của Con đường tơ lụa trên biển. Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa trên lục địa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển, khiến Con đường tơ lụa trên biển ngày càng trở nên thịnh vượng. 6. Việt Nam là điểm đến quan trọng của Con đường tơ lụa trên biển. Trên hải trình của Con đường tơ lụa trên biển ghi dấu nhiều thương cảng của Việt Nam như Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Cù Lao Chàm, Vijaya (Thị Nại), Óc Eo. 7. Sự biến mất của Con đường tơ lụa trên bộ. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên khi người Ba Tư (Iran ngày nay) học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho thế giới phương Tây chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa. 8. Nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất gắn Con đường tơ lụa. Dưới triều Nguyên, một người Ý là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa. 9. Giá trị văn hóa của Con đường tơ lụa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn. Là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, Con đường tơ lụa được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây. 10. Di sản khảo cổ của Con đường tơ lụa. Trong những chuyến khảo cổ sau này, người ta đã tìm ra khoảng 50.000 cổ vật nằm rải rác trên Con đường tơ lụa. Chúng là những hiện vật vô giá về lịch sử thương mại thời xưa. Con đường tơ lụa với những chuyến hàng đầy ắp đã trở thành dĩ vãng, những dấu chân lạc đà giờ đã bị cát bụi sa mạc xóa nhòa nhưng cái tên "Con đường tơ lụa" sẽ còn mãi trong lịch sử như một cây cầu kết nối ngoại thương giữa hai nền văn minh Trung Quốc và La Mã.
1. Tên gọi Con đường tơ lụa. Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, và sau này được đưa đi các xứ sở khác nhau, dần dần hình thành nên Con đường tơ lụa.
2. Sự khởi đầu của Con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa nó được hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu con đường này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại, cụ thể là việc nhà Hán cử tướng Trương Khiên đi về phía Tây tìm những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô vào năm 138 TCN. Những kiến thức về vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương có được từ chuyến đi này là cơ sở để thiết lập nên Con đường tơ lụa.
3. Con đường tơ lụa dài đến mức nào? Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 km. Lạc đà Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại khắc nghiệt này.
4. Giá trị khó tin của tơ lụa trong thế giới cổ đại. Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Có giai thoại cũng kể rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc sinh thời chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi.
5. Sự ra đời của Con đường tơ lụa trên biển. Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa trên lục địa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển, khiến Con đường tơ lụa trên biển ngày càng trở nên thịnh vượng.
6. Việt Nam là điểm đến quan trọng của Con đường tơ lụa trên biển. Trên hải trình của Con đường tơ lụa trên biển ghi dấu nhiều thương cảng của Việt Nam như Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Cù Lao Chàm, Vijaya (Thị Nại), Óc Eo.
7. Sự biến mất của Con đường tơ lụa trên bộ. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên khi người Ba Tư (Iran ngày nay) học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho thế giới phương Tây chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.
8. Nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất gắn Con đường tơ lụa. Dưới triều Nguyên, một người Ý là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa.
9. Giá trị văn hóa của Con đường tơ lụa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn. Là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, Con đường tơ lụa được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây.
10. Di sản khảo cổ của Con đường tơ lụa. Trong những chuyến khảo cổ sau này, người ta đã tìm ra khoảng 50.000 cổ vật nằm rải rác trên Con đường tơ lụa. Chúng là những hiện vật vô giá về lịch sử thương mại thời xưa. Con đường tơ lụa với những chuyến hàng đầy ắp đã trở thành dĩ vãng, những dấu chân lạc đà giờ đã bị cát bụi sa mạc xóa nhòa nhưng cái tên "Con đường tơ lụa" sẽ còn mãi trong lịch sử như một cây cầu kết nối ngoại thương giữa hai nền văn minh Trung Quốc và La Mã.