Ngọc mắt mèo: Viên đá màu xanh lấp lánh là một trong những món đồ quý trong bộ sưu tập những viên đá có hình dạng kỳ lạ và đẹp mắt của một thợ mỏ người Australia, được biết đến với cái tên Bobby. Người đàn ông này chỉ coi đây là một món đồ kỷ niệm trong suốt 14 năm, cho đến khi anh giao nó cho một chuyên gia về khoáng vật và trang sức. Hóa ra, “cục đá” vô tri này lại là một viên ngọc mắt mèo rất hiếm, có trị giá hơn 3 triệu USD. Nó được đặt tên là “Royal One”. Đây chính là một trong những phát hiện tình cờ nhưng đem lại cho chủ nhân khoản tiền khổng lồ.Bãi nôn của cá voi: Khi dạo chơi trên bãi biển, cậu bé Charlie Naysmith, 8 tuổi, người Anh, vô tình nhìn thấy một “cục đá” bằng sáp có màu vàng xám và nhặt lên mang về chơi. Không ai ngờ rằng, hành động hồn nhiên của Charlie này đã mang về cho gia đình cậu khoản lợi nhuận khổng lồ trị giá 63.000 USD. Hóa ra bãi nôn của cá voi này lại là long diên hương, một hợp chất quý hiếm thường được dùng trong công nghiệp chế tạo nước hoa.Những đồng xu cổ: Trong lúc chơi đùa ở căn nhà bỏ hoang, những đứa nhóc ở bang Pennsylvania, Mỹ, phát hiện vài đồng xu cũ dọc theo các bức tường. Cha mẹ của chúng lần theo dấu vết này và phát hiện hàng trăm đồng xu cổ sau khi đập vỡ bức tường. Tưởng chừng không có giá trị, nhưng hóa ra số đồng xu cổ có giá lên đến 8.500 USD. Một số đồng xu còn có trị giá 200.000 USD.Vàng nguyên khối: Trong lúc rà kim loại trên mảnh đất gần nhà, người đàn ông giấu tên ở Australia vô tình phát hiện dấu vết của vàng. Kiên trì tìm kiếm, ông đã đào được cục vàng nguyên khối nặng đến 5,5 kg, trị giá 315.000 USD.Keo dán siêu dính: Loại keo dán siêu dính ra đời năm 1943, khi Harry Coover, một nhà hóa học người Mỹ, cùng nhóm nghiên cứu của mình đang tìm cách tạo ra một loại chất dẻo để sản xuất súng cầm tay có tầm ngắm chính xác. Keo dán siêu dính trở thành sản phẩm thương mại phổ biến từ năm 1985 và thu về lợi nhuận 2,5 tỷ USD.Kho báu Hoxne: Thay vì tìm được cây búa thất lạc trên cánh đồng, người nông dân tên Peter Whatling đã phát hiện nhiều đồng xu, thìa và trang sức bằng vàng, bạc tại Hoxne, Anh trong lúc cùng bạn Eric Lawes tìm kiếm bằng máy dò kim loại. Kho báu ước tính trị giá 15 triệu USD. Các nhà khảo cổ gọi đây là “kho báu Hoxne” và trưng bày tại bảo tàng Anh sau này. Eric nhận lại số tiền 2,3 triệu USD.Thuốc kháng sinh: Trước kỳ nghỉ hè năm 1928, nhà sinh vật học người Scotland Alexander Fleming chỉ xếp các mẻ cấy vi khuẩn tụ cầu trong góc phòng thí nghiệm mà không dọn dẹp chúng. Khi trở về nhà, ông mới phát hiện một mẻ cấy đã bị mốc. Kiểm tra dưới kính hiển vi, ông ngạc nhiên khi thấy mốc đã ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Sau một thời gian nghiên cứu, ông xác định loại nấm mốc này thuộc họ Penicillium, sau đó đặt tên cho chất tiết ra chính là penicillin. Nhờ tính đãng trí của Fleming, chúng ta đã có thuốc kháng sinh ngày nay.Lò vi sóng: Năm 1946, khi đang thử nghiệm ống chân không năng lượng cao (bộ phận tạo ra sóng cực ngắn) bên trong radar, kỹ sư Percy Spencer nhận thấy thanh chocolate trong túi tan chảy nhanh hơn bình thường. Thử nghiệm thêm nhiều đồ vật khác, ông kết luận rằng chính nhiệt lượng từ năng lượng vi sóng đã làm chín thức ăn. Công ty Raytheon đã phát triển phát minh của Percy và sản xuất chiếc lò vi sóng đầu tiên mang tên Radarange.Kem que: Năm 1905, cậu bé 11 tuổi người Mỹ Frank Epperson đã mày mò cách làm soda tại nhà bằng cách tạo ra hỗn hợp từ bột soda và nước. Thế nhưng, cậu lại để quên cốc nước cắm que bên ngoài trời lạnh suốt đêm. Nhiệt độ giảm mạnh đã khiến hỗn hợp này đóng cứng. Không ngờ rằng, sự vô tình này đã mở đầu cho “sáng chế” kem que sau này. 20 năm sau, những chiếc kem đá lạnh nhiều màu sắc trở thành món đồ thu hút bất kỳ đứa trẻ nào.Coca-Cola: Một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất do dược sĩ John Pemberton phát minh chính là loại đồ uống có công dụng giảm đau, chữa đau đầu và trầm cảm. Ít lâu sau, ông cùng một người bạn lâu năm đã vô tình trộn thêm hai thành phần chính (lá và hạt coca) với nước có ga. Đây chính là nguồn gốc của loại nước giải khát nổi tiếng chúng ta thấy ngày nay.
Ngọc mắt mèo: Viên đá màu xanh lấp lánh là một trong những món đồ quý trong bộ sưu tập những viên đá có hình dạng kỳ lạ và đẹp mắt của một thợ mỏ người Australia, được biết đến với cái tên Bobby. Người đàn ông này chỉ coi đây là một món đồ kỷ niệm trong suốt 14 năm, cho đến khi anh giao nó cho một chuyên gia về khoáng vật và trang sức. Hóa ra, “cục đá” vô tri này lại là một viên ngọc mắt mèo rất hiếm, có trị giá hơn 3 triệu USD. Nó được đặt tên là “Royal One”. Đây chính là một trong những phát hiện tình cờ nhưng đem lại cho chủ nhân khoản tiền khổng lồ.
Bãi nôn của cá voi: Khi dạo chơi trên bãi biển, cậu bé Charlie Naysmith, 8 tuổi, người Anh, vô tình nhìn thấy một “cục đá” bằng sáp có màu vàng xám và nhặt lên mang về chơi. Không ai ngờ rằng, hành động hồn nhiên của Charlie này đã mang về cho gia đình cậu khoản lợi nhuận khổng lồ trị giá 63.000 USD. Hóa ra bãi nôn của cá voi này lại là long diên hương, một hợp chất quý hiếm thường được dùng trong công nghiệp chế tạo nước hoa.
Những đồng xu cổ: Trong lúc chơi đùa ở căn nhà bỏ hoang, những đứa nhóc ở bang Pennsylvania, Mỹ, phát hiện vài đồng xu cũ dọc theo các bức tường. Cha mẹ của chúng lần theo dấu vết này và phát hiện hàng trăm đồng xu cổ sau khi đập vỡ bức tường. Tưởng chừng không có giá trị, nhưng hóa ra số đồng xu cổ có giá lên đến 8.500 USD. Một số đồng xu còn có trị giá 200.000 USD.
Vàng nguyên khối: Trong lúc rà kim loại trên mảnh đất gần nhà, người đàn ông giấu tên ở Australia vô tình phát hiện dấu vết của vàng. Kiên trì tìm kiếm, ông đã đào được cục vàng nguyên khối nặng đến 5,5 kg, trị giá 315.000 USD.
Keo dán siêu dính: Loại keo dán siêu dính ra đời năm 1943, khi Harry Coover, một nhà hóa học người Mỹ, cùng nhóm nghiên cứu của mình đang tìm cách tạo ra một loại chất dẻo để sản xuất súng cầm tay có tầm ngắm chính xác. Keo dán siêu dính trở thành sản phẩm thương mại phổ biến từ năm 1985 và thu về lợi nhuận 2,5 tỷ USD.
Kho báu Hoxne: Thay vì tìm được cây búa thất lạc trên cánh đồng, người nông dân tên Peter Whatling đã phát hiện nhiều đồng xu, thìa và trang sức bằng vàng, bạc tại Hoxne, Anh trong lúc cùng bạn Eric Lawes tìm kiếm bằng máy dò kim loại. Kho báu ước tính trị giá 15 triệu USD. Các nhà khảo cổ gọi đây là “kho báu Hoxne” và trưng bày tại bảo tàng Anh sau này. Eric nhận lại số tiền 2,3 triệu USD.
Thuốc kháng sinh: Trước kỳ nghỉ hè năm 1928, nhà sinh vật học người Scotland Alexander Fleming chỉ xếp các mẻ cấy vi khuẩn tụ cầu trong góc phòng thí nghiệm mà không dọn dẹp chúng. Khi trở về nhà, ông mới phát hiện một mẻ cấy đã bị mốc. Kiểm tra dưới kính hiển vi, ông ngạc nhiên khi thấy mốc đã ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Sau một thời gian nghiên cứu, ông xác định loại nấm mốc này thuộc họ Penicillium, sau đó đặt tên cho chất tiết ra chính là penicillin. Nhờ tính đãng trí của Fleming, chúng ta đã có thuốc kháng sinh ngày nay.
Lò vi sóng: Năm 1946, khi đang thử nghiệm ống chân không năng lượng cao (bộ phận tạo ra sóng cực ngắn) bên trong radar, kỹ sư Percy Spencer nhận thấy thanh chocolate trong túi tan chảy nhanh hơn bình thường. Thử nghiệm thêm nhiều đồ vật khác, ông kết luận rằng chính nhiệt lượng từ năng lượng vi sóng đã làm chín thức ăn. Công ty Raytheon đã phát triển phát minh của Percy và sản xuất chiếc lò vi sóng đầu tiên mang tên Radarange.
Kem que: Năm 1905, cậu bé 11 tuổi người Mỹ Frank Epperson đã mày mò cách làm soda tại nhà bằng cách tạo ra hỗn hợp từ bột soda và nước. Thế nhưng, cậu lại để quên cốc nước cắm que bên ngoài trời lạnh suốt đêm. Nhiệt độ giảm mạnh đã khiến hỗn hợp này đóng cứng. Không ngờ rằng, sự vô tình này đã mở đầu cho “sáng chế” kem que sau này. 20 năm sau, những chiếc kem đá lạnh nhiều màu sắc trở thành món đồ thu hút bất kỳ đứa trẻ nào.
Coca-Cola: Một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất do dược sĩ John Pemberton phát minh chính là loại đồ uống có công dụng giảm đau, chữa đau đầu và trầm cảm. Ít lâu sau, ông cùng một người bạn lâu năm đã vô tình trộn thêm hai thành phần chính (lá và hạt coca) với nước có ga. Đây chính là nguồn gốc của loại nước giải khát nổi tiếng chúng ta thấy ngày nay.