Theo Dailymail, phụ nữ và trẻ em chiếm đa số những người thiệt mạng vì không đủ sức thoát khỏi đám đông và bị dẫm đạp cho đến chết.
Theo Telegraph, có khoảng 17 trẻ em và 31 phụ nữ đã chết trong tổng số 91 người thiệt mạng. Cảnh sát lo ngại, con số người chết còn tăng lên vì nhiều người nhảy xuống sông Sindh bên dưới cây cầu hòng tìm cách thoát thân đến nay vẫn mất tích.
Hơn 150 tín đồ khác bị thương đã được đưa đến bệnh viện gần nhất. Phó Tổng Thanh tra cảnh sát DK Arya cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ dẫm đạp xuất phát từ việc các tín đồ Hindu lo sợ cầu sập nên hoảng loạn và dẫm đạp lên nhau tìm cách thoát thân.
Tuy nhiên, một số nhân chứng cho biết, cảnh sát đã nói dối để chối bỏ trách nhiệm.
Theo những người sống sót sau thảm kịch dẫm đạp, nguyên nhân dẫn đến vụ hỗn loạn trên cầu là do cảnh sát dùng vũ lực (bao gồm dùi cui) để kiểm soát đám đông gây ra tâm lý phẫn nộ, hoảng loạn cho mọi người. Cảnh sát phủ nhận nguyên nhân gây ra thảm kịch về phía mình và tuyên bố, họ có sử dụng dùi cui nhưng là để ổn định trật tự và kiểm soát tình trạng hoảng loạn.
Theo ước tính, tại thời điểm xảy ra thảm kịch dẫm đạp có khoảng 25.000 tín đồ trên cầu. Họ hành hương từ Uttar Pradesh tới đền thờ Ratangarh cổ ở huyện Datia của bang Madhya Pradesh.
Nửa triệu tín đồ Hindu đã tụ tập tại đền thờ này để tham dự lễ hội Hindu Durga Puja trong vòng 10 ngày. Cây cầu bắc qua sông Sindh rất hẹp, chỉ dài 500m và vừa được xây dựng lại sau một vụ hỗn loạn năm 2007. Đây là sự kiện mới nhất trong một loạt các thảm kịch giẫm đạp ở các địa điểm hành hương ở Ấn Độ. . Tháng 2 năm nay, 36 người hành hương trở về từ Kumbh Mela đã chết thảm ở trạm xe lửa Allahabad sau khi một cây cầu đi bộ bị sập. Tháng 1/2011, 102 tín đồ Ấn Độ cũng thiệt mạng trong một vụ hỗn loạn tại ngôi đền Sabarimala Kerala.
Theo Dailymail, phụ nữ và trẻ em chiếm đa số những người thiệt mạng vì không đủ sức thoát khỏi đám đông và bị dẫm đạp cho đến chết.
Theo Telegraph, có khoảng 17 trẻ em và 31 phụ nữ đã chết trong tổng số 91 người thiệt mạng.
Cảnh sát lo ngại, con số người chết còn tăng lên vì nhiều người nhảy xuống sông Sindh bên dưới cây cầu hòng tìm cách thoát thân đến nay vẫn mất tích.
Hơn 150 tín đồ khác bị thương đã được đưa đến bệnh viện gần nhất.
Phó Tổng Thanh tra cảnh sát DK Arya cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ dẫm đạp xuất phát từ việc các tín đồ Hindu lo sợ cầu sập nên hoảng loạn và dẫm đạp lên nhau tìm cách thoát thân.
Tuy nhiên, một số nhân chứng cho biết, cảnh sát đã nói dối để chối bỏ trách nhiệm.
Theo những người sống sót sau thảm kịch dẫm đạp, nguyên nhân dẫn đến vụ hỗn loạn trên cầu là do cảnh sát dùng vũ lực (bao gồm dùi cui) để kiểm soát đám đông gây ra tâm lý phẫn nộ, hoảng loạn cho mọi người.
Cảnh sát phủ nhận nguyên nhân gây ra thảm kịch về phía mình và tuyên bố, họ có sử dụng dùi cui nhưng là để ổn định trật tự và kiểm soát tình trạng hoảng loạn.
Theo ước tính, tại thời điểm xảy ra thảm kịch dẫm đạp có khoảng 25.000 tín đồ trên cầu.
Họ hành hương từ Uttar Pradesh tới đền thờ Ratangarh cổ ở huyện Datia của bang Madhya Pradesh.
Nửa triệu tín đồ Hindu đã tụ tập tại đền thờ này để tham dự lễ hội Hindu Durga Puja trong vòng 10 ngày.
Cây cầu bắc qua sông Sindh rất hẹp, chỉ dài 500m và vừa được xây dựng lại sau một vụ hỗn loạn năm 2007.
Đây là sự kiện mới nhất trong một loạt các thảm kịch giẫm đạp ở các địa điểm hành hương ở Ấn Độ. .
Tháng 2 năm nay, 36 người hành hương trở về từ Kumbh Mela đã chết thảm ở trạm xe lửa Allahabad sau khi một cây cầu đi bộ bị sập.
Tháng 1/2011, 102 tín đồ Ấn Độ cũng thiệt mạng trong một vụ hỗn loạn tại ngôi đền Sabarimala Kerala.