Ấn Độ - Năm 2012
Số người bị ảnh hưởng: 670 triệu người
Thời gian: 30-31/07/2012
Vùng ảnh hưởng: Màu đỏ đậm (mất điện hai ngày) và đỏ nhạt (mất điện một ngày) trong bản đồ bên
Nguyên nhân: Đường dây tải điện liên vùng yếu, đường dây cao thế 400kV quá tải
Kết quả: Ấn Độ có Bộ trưởng Điện lực mới ngay trong ngày 31/07.
Indonesia – Năm 2005
Số người bị ảnh hưởng: ít nhất 100 triệu người
Thời gian: 10h23 sáng tới 5h chiều, ngày 18/08/2012
Vùng ảnh hưởng: hai đảo Java và Bali, bao gồm thủ đô Jakarta
Nguyên nhân: Đường dây tải điện từ Cilegon tới Sanguling bị hỏng, làm bốn tổ máy tại nhà máy Paiton ở Đông Java và sáu tổ máy tại nhà máy Suralaya ngừng hoạt động.
Kết quả: Tập đoàn điện lực nhà nước đưa ra lời xin lỗi chính thức và hứa sẽ bồi thường cho 293.235 khách hàng bị ảnh hưởng.
Brazil – Năm 1999
Số người bị ảnh hưởng: từ 75 đến 97 triệu người
Thời gian: 11/03/1999
Vùng ảnh hưởng: São Paulo,Rio de Janeiro,Minas Gerais,Goiás,Mato Grosso,Mato Grosso do SulvàRio Grande do Sul
Nguyên nhân: Sét đánh vào một trạm điện khiến một đường dây cao thế 44kV bị hỏng. Hàng loạt nhà máy phát điện tải qua đường dây này phải ngừng hoạt động. Itaipu, nhà máy điện lớn nhất thế giới, tăng công suất tối đa để bù đắp lượng điện thiếu hụt. Rút cục hai đường dây cao thế tải điện từ Itaipu đi cũng quá tải và … đứt.
Kết quả: Rio de Janeiro phải triển khai 1.200 cảnh sát để tránh cướp phá, hôi của. Lúc đèn tắt, vẫn còn 60.000 người Rio đang ngồi trên tàu điện ngầm.
Brazil và Paraguay – Năm 2009
Số người bị ảnh hưởng: 87 triệu người
Thời gian: 10-11/11/2009
Vùng ảnh hưởng: Màu đỏ đậm (mất điện toàn bộ) và đỏ nhạt (mất điện một phần) trong bản đồ bên
Nguyên nhân: Mưa to gió mạnh làm ba máy biến thế trên một đường dây tải điện cao thế then chốt bị đoản mạch. Kết quả là nhà máy Itaipu dừng hoạt động lần đầu tiên trong 25 năm, 18/26 bang của Brazil mất điện.
Kết quả: Bộ trưởng Năng lượng Brazil phải ra điều trần trước Quốc hội.
Mỹ và Canada – Năm 2003
Số người bị ảnh hưởng: 55 triệu người
Thời gian: 14-15/08/2003
Vùng ảnh hưởng: Màu đỏ (hình bên)
Nguyên nhân: Lỗi phần mềm trong hệ thống quản lý lưới điện của General Electric khiến một nhà máy Eastlake, Ohio ngừng hoạt động đúng vào giờ cao điểm. Một đường dây cao thế ở vùng nông thôn vốn đang “chạm” phải cây, nay chập mạch vì quá tải. Kết quả là hơn 100 nhà máy phát điện ngừng hoạt động.
Kết quả: Thủ hiến bang Ontario, Canada mất ghế trong cuộc bầu cử hai tháng sau đó.
Italy – Năm 2003
Số người bị ảnh hưởng: 56 triệu người
Thời gian: 28/09/2003
Vùng ảnh hưởng: Toàn bộ nước Ý trong vòng 12 giờ liền
Nguyên nhân: Đường dây tải điện từ Thụy Sỹ vào Ý bị bão đánh hỏng, đường dây tải điện từ Pháp quá tải cũng đứt theo
Kết quả: Điện mất đúng lúc thủ đô Rome tổ chức lễ hội đêm trắng Nuit Blanchel. Do hệ thống tàu điện ngầm phải dừng hoạt động nên có 30,000 người bị kẹt trong tàu điện ngầm. Nhưng họ vẫn còn may chán vì có hàng trăm người Ý không về được nhà và phải ngủ đêm ngoài trời mưa lạnh.
Mỹ và Canada – Năm 1965
Số người bị ảnh hưởng: 30 triệu người
Thời gian: 9/11/1965
Vùng ảnh hưởng: bang Ontario ở Canada; bang Connecticut, Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island, Vermont, New York và New Jersey ở Mỹ
Nguyên nhân: đây là lỗi con người. Một nhân viên bảo trì đặt mức điện áp để ngắt cầu chì quá thấp, lại đúng vào thời tiết lạnh, nhu cầu điện sưởi lên cao. Khi đường dây này bị cầu chì ngắt, lượng điện từ nhà máy thủy điện ở thác Niagra dồn về các vùng khác làm quá tải hệ thống và mất điện trên diện rộng.
Việt Nam - Năm 2013
Số người bị ảnh hưởng: chưa xác định
Thời gian: 22/05/2013
Vùng ảnh hưởng: Các tỉnh miền Nam, từ Ninh Thuận, Bình Thuận trở vào (xem phần đánh dấu đỏ)
Nguyên nhân: Một chiếc xe cẩu đã tiến quá gần, gây sự cố phóng điện trên đường dây 500 kV. Sự cố này gây ra hiệu ứng dây chuyền và rã lưới đối với các đường dây truyền tải 220 kV, 110 kV kết nối khác. Các trạm biến áp tất cả các tỉnh thành buộc phải ngưng phát để hệ thống điều độ quốc gia rà soát, tìm ra điểm xảy ra sự cố. Hệ thống điện bị rã lưới hoàn toàn, các tỉnh từ Ninh Thuận, Bình Thuận trở vào đều bị mất điện.