Bên cạnh thiên tai, con người cũng tự gây ra những thảm họa cho chính mình. Chúng là tác động phụ của quá trình phát triển hay sự cố liên quan tới tín ngưỡng. Tuy nhiên, điểm chung giữa các thảm họa kinh hoàng nhất do con người tạo ra chính là hậu quả nghiêm trọng, dẫn tới những thay đổi trên quy mô lớn. Ảnh: RTNgày 28/4/1986, nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine gặp sự cố, gây ra những vụ nổ liên tiếp ở lò phản ứng số 4. Theo các chuyên gia, cơ chế an toàn của nhà máy hoạt động kém hiệu quả cùng lỗi vận hành của con người là nguyên nhân gây ra vụ rò rỉ phóng xạ tồi tệ nhất lịch sử nhân loại. Thống kê chính thức cho thấy, 31 người chết ngay lập tức sau vụ nổ nhưng số người chết vì tác động của phóng xạ có thể lên tới hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người. Thành phố Pripyat nằm cách nhà máy Chernobyl vài km bị bỏ hoang. Ảnh: RTNăm 1984, sự cố công nghiệp tồi tệ nhất thế giới xảy ra ở Ấn Độ khi một đám mây khí độc tràn ra từ nhà máy hóa chất Bhopa, nhấn chìm các khu ổ chuột liền kề. Theo số liệu thống kê, khoảng 3.700 tới 16.000 người đã chết trong thảm họa này. Công ty mẹ Union Carbide của Mỹ và công ty con ở Ấn Độ phải bồi thường khoản tiền 470 triệu USD. Năm 2010, 7 nhân viên làm việc ở nhà máy hóa chất Bhopa bị kết tội sơ suất dẫn tới chết người. Không ai trong số đó là người nước ngoài. Ảnh: ReutersTrong chiến tranh Iraq – Kuwait năm 1990, hàng loạt giếng dầu của Kuwait đã bị quân đội Iraq phá hủy khi rút chạy. Những vụ cháy kéo dài nhiều tháng, gây tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Tháng 11/1991, đám cháy cuối cùng được dập tắt. Sự kiện ở Kuwait trở thành thảm họa tồi tệ nhất ngành công nghiệp dầu khí hiện đại. Ảnh: APNăm 1938, Quốc dân đảng Trung Quốc cố tình phá vỡ những con đê trên sông Hoàng Hà để ngăn chặn sự xâm lăng của đế quốc Nhật. Đoạn đê chạy qua thành phố Trịnh Châu bị phá hủy, nhấn chìm hàng trăm ngôi làng ở Trung Quốc, gây ra cái chết của hàng trăm nghìn người và biến hàng triệu người khác trở thành dân tị nạn. Ban đầu, Quốc dân Đảng đổ lỗi cho các vụ không kích của Nhật Bản phá hủy những con đê nhưng sau đó bại lộ, khiến lực lượng này bị dân chúng tẩy chay. Ảnh: GettySương mù ở London năm 1952 là hậu quả của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm chất đốt. Trong điều kiện bình thường, khí than bay lên cao và ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, trong 4 ngày lạnh bất thường, khí than rơi xuống thấp và có liên quan tới cái chết của khoảng 4.000 người và làm 100.000 người khác bị ốm. Thảm họa buộc con người phải hành động mạnh tay hơn nhằm chống lại ô nhiễm môi trường. Ảnh: GettyMột trong những tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng nhất lịch sử xảy ra ở Pháp năm 1917, khi hàng chục nghìn binh sĩ được đưa ra tiền tuyến. Một đoàn tàu 19 toa, một đầu máy, chở đầy binh sĩ đã trật bánh khi tới gần nhà ga Saint Michel de Maurienne với vận tốc 100 km/h, nhanh gấp 2,5 lần tốc độ cho phép. Va chạm khiến những toa tàu bằng gỗ vỡ vụn và bốc cháy, gây ra cái chết của 700 binh sĩ. Một nửa trong số đó chưa thể nhận dạng. Ảnh: GettyNăm 2015, một sự cố nghiêm trọng liên quan tới tôn giáo xảy ra gần ở Mina, cách Thánh địa Mecca, Saudi Arabia khoảng 5 km, làm hơn 700 người hành hương thiệt mạng và 800 người khác bị thương. Sự chen lấn giữa 2 đoàn hành hương đi ngược chiều là nguyên nhân của thảm kịch. Ảnh: Alriyadh
Bên cạnh thiên tai, con người cũng tự gây ra những thảm họa cho chính mình. Chúng là tác động phụ của quá trình phát triển hay sự cố liên quan tới tín ngưỡng. Tuy nhiên, điểm chung giữa các thảm họa kinh hoàng nhất do con người tạo ra chính là hậu quả nghiêm trọng, dẫn tới những thay đổi trên quy mô lớn. Ảnh: RT
Ngày 28/4/1986, nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine gặp sự cố, gây ra những vụ nổ liên tiếp ở lò phản ứng số 4. Theo các chuyên gia, cơ chế an toàn của nhà máy hoạt động kém hiệu quả cùng lỗi vận hành của con người là nguyên nhân gây ra vụ rò rỉ phóng xạ tồi tệ nhất lịch sử nhân loại. Thống kê chính thức cho thấy, 31 người chết ngay lập tức sau vụ nổ nhưng số người chết vì tác động của phóng xạ có thể lên tới hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người. Thành phố Pripyat nằm cách nhà máy Chernobyl vài km bị bỏ hoang. Ảnh: RT
Năm 1984, sự cố công nghiệp tồi tệ nhất thế giới xảy ra ở Ấn Độ khi một đám mây khí độc tràn ra từ nhà máy hóa chất Bhopa, nhấn chìm các khu ổ chuột liền kề. Theo số liệu thống kê, khoảng 3.700 tới 16.000 người đã chết trong thảm họa này. Công ty mẹ Union Carbide của Mỹ và công ty con ở Ấn Độ phải bồi thường khoản tiền 470 triệu USD. Năm 2010, 7 nhân viên làm việc ở nhà máy hóa chất Bhopa bị kết tội sơ suất dẫn tới chết người. Không ai trong số đó là người nước ngoài. Ảnh: Reuters
Trong chiến tranh Iraq – Kuwait năm 1990, hàng loạt giếng dầu của Kuwait đã bị quân đội Iraq phá hủy khi rút chạy. Những vụ cháy kéo dài nhiều tháng, gây tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Tháng 11/1991, đám cháy cuối cùng được dập tắt. Sự kiện ở Kuwait trở thành thảm họa tồi tệ nhất ngành công nghiệp dầu khí hiện đại. Ảnh: AP
Năm 1938, Quốc dân đảng Trung Quốc cố tình phá vỡ những con đê trên sông Hoàng Hà để ngăn chặn sự xâm lăng của đế quốc Nhật. Đoạn đê chạy qua thành phố Trịnh Châu bị phá hủy, nhấn chìm hàng trăm ngôi làng ở Trung Quốc, gây ra cái chết của hàng trăm nghìn người và biến hàng triệu người khác trở thành dân tị nạn. Ban đầu, Quốc dân Đảng đổ lỗi cho các vụ không kích của Nhật Bản phá hủy những con đê nhưng sau đó bại lộ, khiến lực lượng này bị dân chúng tẩy chay. Ảnh: Getty
Sương mù ở London năm 1952 là hậu quả của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm chất đốt. Trong điều kiện bình thường, khí than bay lên cao và ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, trong 4 ngày lạnh bất thường, khí than rơi xuống thấp và có liên quan tới cái chết của khoảng 4.000 người và làm 100.000 người khác bị ốm. Thảm họa buộc con người phải hành động mạnh tay hơn nhằm chống lại ô nhiễm môi trường. Ảnh: Getty
Một trong những tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng nhất lịch sử xảy ra ở Pháp năm 1917, khi hàng chục nghìn binh sĩ được đưa ra tiền tuyến. Một đoàn tàu 19 toa, một đầu máy, chở đầy binh sĩ đã trật bánh khi tới gần nhà ga Saint Michel de Maurienne với vận tốc 100 km/h, nhanh gấp 2,5 lần tốc độ cho phép. Va chạm khiến những toa tàu bằng gỗ vỡ vụn và bốc cháy, gây ra cái chết của 700 binh sĩ. Một nửa trong số đó chưa thể nhận dạng. Ảnh: Getty
Năm 2015, một sự cố nghiêm trọng liên quan tới tôn giáo xảy ra gần ở Mina, cách Thánh địa Mecca, Saudi Arabia khoảng 5 km, làm hơn 700 người hành hương thiệt mạng và 800 người khác bị thương. Sự chen lấn giữa 2 đoàn hành hương đi ngược chiều là nguyên nhân của thảm kịch. Ảnh: Alriyadh