Malala Yousafzai, thiếu nữ Pakistan, trở thành người trẻ nhất đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2014 khi mới 17 tuổi. Malala Yousafzai công khai chống Taliban, lên án sự đàn áp trẻ em và bảo vệ quyền giáo dục trẻ em. Tháng 9/2012, hai tay súng Taliban chặn xe buýt chở Malala từ trường về nhà rồi bắn vào đầu cô. Malala được chuyển đến bệnh viện ở Anh để chữa trị và thoát nạn. Ảnh: genherationEllen Johnson-Sirleaf, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2011, là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một quốc gia châu Phi thông qua bầu cử. Theo Foreign Policy, cựu tổng thống Liberia thẳng tay sa thải nhiều quan chức dính bê bối tham nhũng, như bộ trưởng Tư pháp vì cách xử lý chưa thỏa đáng một vụ án tham nhũng quan trọng hay đình chỉ công tác bộ trưởng Thông tin vì ăn chặn lương của nhân viên. Ảnh: poolphotoNăm 2009, chủ nhân giải thưởng Nobel Hòa bình chính là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Lãnh đạo da màu đầu tiên của nước Mỹ có công tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. Ông chủ Nhà Trắng là người nỗ lực đưa Iran quay trở lại bàn đàm phán về vấn đề hạt nhân. Ảnh: essenceVới các biệt danh "người của các cuộc khủng hoảng" hay "chuyên gia gỡ rối" của Liên Hợp Quốc, ông Martti Ahtisaari thường xuyên có mặt tại các điểm nóng xung đột, nội chiến trên khắp thế giới. Cựu tổng thống Phần Lan được trao giải Nobel Hòa bình năm 2008 vì các nỗ lực không biết mệt mỏi của ông nhằm giải quyết xung đột quốc tế trong hơn ba thập kỷ. Ảnh: APÔng Kofi Annan, nhà ngoại giao người Ghana, giành giải thưởng Nobel Hòa bình cách đây 14 năm khi ông còn là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ). Cựu đại sứ Mỹ tại LHQ Richard Holbrooke nhận xét "ông Kofi Annan là tổng thư ký xuất sắc nhất” trong lịch sử LHQ. Ảnh: ReutersCựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela nhận giải Nobel Hòa bình danh giá cùng F. W. de Klerk năm 1993 vì những nỗ lực đấu tranh cho hòa bình. "Vị cha già" của Nam Phi qua đời tháng 12/2013, hưởng thọ 95 tuổi. Ảnh: parade
Malala Yousafzai, thiếu nữ Pakistan, trở thành người trẻ nhất đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2014 khi mới 17 tuổi. Malala Yousafzai công khai chống Taliban, lên án sự đàn áp trẻ em và bảo vệ quyền giáo dục trẻ em. Tháng 9/2012, hai tay súng Taliban chặn xe buýt chở Malala từ trường về nhà rồi bắn vào đầu cô. Malala được chuyển đến bệnh viện ở Anh để chữa trị và thoát nạn. Ảnh: genheration
Ellen Johnson-Sirleaf, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2011, là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một quốc gia châu Phi thông qua bầu cử. Theo Foreign Policy, cựu tổng thống Liberia thẳng tay sa thải nhiều quan chức dính bê bối tham nhũng, như bộ trưởng Tư pháp vì cách xử lý chưa thỏa đáng một vụ án tham nhũng quan trọng hay đình chỉ công tác bộ trưởng Thông tin vì ăn chặn lương của nhân viên. Ảnh: poolphoto
Năm 2009, chủ nhân giải thưởng Nobel Hòa bình chính là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Lãnh đạo da màu đầu tiên của nước Mỹ có công tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. Ông chủ Nhà Trắng là người nỗ lực đưa Iran quay trở lại bàn đàm phán về vấn đề hạt nhân. Ảnh: essence
Với các biệt danh "người của các cuộc khủng hoảng" hay "chuyên gia gỡ rối" của Liên Hợp Quốc, ông Martti Ahtisaari thường xuyên có mặt tại các điểm nóng xung đột, nội chiến trên khắp thế giới. Cựu tổng thống Phần Lan được trao giải Nobel Hòa bình năm 2008 vì các nỗ lực không biết mệt mỏi của ông nhằm giải quyết xung đột quốc tế trong hơn ba thập kỷ. Ảnh: AP
Ông Kofi Annan, nhà ngoại giao người Ghana, giành giải thưởng Nobel Hòa bình cách đây 14 năm khi ông còn là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ). Cựu đại sứ Mỹ tại LHQ Richard Holbrooke nhận xét "ông Kofi Annan là tổng thư ký xuất sắc nhất” trong lịch sử LHQ. Ảnh: Reuters
Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela nhận giải Nobel Hòa bình danh giá cùng F. W. de Klerk năm 1993 vì những nỗ lực đấu tranh cho hòa bình. "Vị cha già" của Nam Phi qua đời tháng 12/2013, hưởng thọ 95 tuổi. Ảnh: parade