10. Vĩ nhân khiêm tốn. Khi Mandela trở thành Tổng thống dân biểu đầu tiên của Nam Phi, một tờ báo địa phương đã chạy một dòng tít đậm lời ông nói: “Tôi không phải là đấng cứu thế”. Trong khi những bức ảnh trên báo chí luôn miêu tả ông như một vị thánh thì bản thân Mandela khi nói về bản thân mình đều cho rằng ông chỉ là “một người đàn ông bình thường trở thành một nhà lãnh đạo vì hoàn cảnh đặc biệt”. Nelson Mandela muốn công chúng coi ông cũng là con người, và cũng phạm những sai lầm chứ không phải "hoàn hảo" trong mắt truyền thông.
9. Là một người cộng sản.
Năm 1943, Mandela gia nhập Đại hội dân tộc châu Phi (ANC) rồi làm quen với những người mang tư tưởng giải phóng sắc tộc, những người Cộng sản và người theo chủ nghĩa châu Phi. Đây là thời gian quan trọng trong quá trình hình thành hệ tư tưởng chính trị, xã hội của ông. Bởi vậy nhiều người tin Nelson thực sự là một người cộng sản.
8. Người đàn ông đa tình.
Mandela đã kết hôn ba lần, và có 6 con, 20 cháu và số chắt thì ngày càng tăng. Người ta thường bảo anh hùng thì khó qua được ải mỹ nhân và Nelson cũng vậy. Cuốn sách Tuổi trẻ của Mandela được tác giả Daivids Smith chấp bút khắc họa bức chân dung về tuổi trẻ của một chàng thanh niên lôi cuốn, mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng đấu tranh cho bình đẳng và có phần nào đó giống với James Dean hay Che Guevara. Cuốn sách sau đó hứng khá nhiều lời rìu búa dư luận nhưng vẫn được sự hỗ trợ của Quỹ Nelson Mandela như chính những gì Nelson mong muốn, công chúng có cái nhìn đúng đắn về những thiếu sót trong con người ông.
7. Vợ cũ tai tiếng.
Trải qua 3 cuộc hôn nhân nhưng người vợ thứ 2 vẫn luôn là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong cuộc đời của Nelson Mandela. Được biết đến như là một trong những nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nổi tiếng của Nam Phi, bà Winnie Madikizela-Mandela từng bị kết tội bắt cóc và giết chết một cảnh sát, sau đó được hưởng án treo năm 1991. Tuy nhiên sau đó án phạt này bị rút lại tại phiên toà phúc thẩm. Năm 2003, bà bị buộc tội gian lận và ăn trộm.
6. Giúp đỡ các bệnh nhân nhiễm AIDS.
Một trong số ít những chỉ trích nhằm vào Mandela trong suốt thời kỳ ông làm Tổng thống là những phản ứng chậm chạp của ông về xử lý đại dịch HIV/AIDS ở Nam Phi. Mãi đến khi thôi giữ chức vụ này, ông mới bắt đầu vận động nghiêm túc và tích cực để đẩy lùi nạn dịch này. Ông đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị về AIDS Quốc tế lần thứ XIII năm 2000, tại Durban, Nam Phi.
Vào năm 2003, ông hỗ trợ bằng cách cho phép chiến dịch gây quỹ chống AIDS 46664 sử dụng số hiệu tù nhân của ông. Theo Quỹ chống bệnh AIDS của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Mandela đã thể hiện quyết tâm của mình một cách quyết liệt khi trực tiếp gửi các khoản tiền đến cho các bệnh nhân AIDS để điều trị.
Con trai ông, Makgotho Mandela, chết vì bệnh AIDS vào ngày 6 tháng 1 năm 2005.
5. Bạn của nhà độc tài Gaddafi. Mặc dù nhà lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi bị coi như một bạo chúa song ông lại là bạn của Cố Tổng thống Nelson Mandela. Đại tá Gaddafi đã từng giúp đỡ Nam Phi khi khó khăn bằng cách cung cấp vũ khí và tiền bạc. Không quên đi công ơn giúp đỡ, ông Mandela đã tới thăm Gaddafi vào năm 1994. Ông cũng đặt tên cho cháu trai của mình là Gaddafi, bên cạnh đó cũng hết lòng hỗ trợ chế độ của Đại tá Gaddafi cho đến khi chế độ kết thúc.
4. Bạo hành vợ? Đây là một trong những góc khuất của cố Tổng thống Nam Phi nhưng lại là sự thật. Khi ông Mandela ly dị người vợ đầu là Evelyn Mase vào cuối thập niên 50, có cáo buộc ông đã hành hung và đe dọa vợ. Mặc dù cuối cùng người vợ đầu của ông đã rút đơn kiện, nhưng vẫn lấy việc này để yêu cầu bồi thường, tuy nhiên không có phiên xét xử nào. Trong ảnh là đám cưới của Walter và Albertina Sisulu hồi 1944, khi đó Nelson Mandela (góc trái) và Evelyn Mase (kế bên) là phù rể và phù dâu.
3. Thành lập phiến quân ANC. Phiến quân ANC được biết đến với các vụ tấn công và đánh bom nguy hiểm tại Boston trong thời gian qua. Tuy nhiên chính cố Tổng thống Mandela đã góp phần thành lập ra phiến quân này. Mặc dù mục đích đầu tiên của ông khi thành lập là để chống lại cảnh sát vũ trang tại Nam Phi sau cuộc thảm sát tại Sharpeville. Sau đó phiến quân ANC hoạt động như một tổ chức tự do tách biệt, một nhóm khủng bố. 2. Cố Tổng thống Mandela không phải là một tên khủng bố. Nhiều người đổ lỗi cho việc ông Mandela đã góp phần tạo ra một tổ chức khủng bố là phiến quân ANC, mặc dù thực ra không phải vậy. Chính thời gian ông Mandela bị cầm tù, không ai đứng ra lãnh đạo và vạch đường hướng đã khiến cho một tổ chức quân sự phục vụ cho hòa bình biến thành một tổ chức khủng bố như hiện nay. Nelson đã từng kiên quyết phản đối phiến quân ANC trong các mục tiêu phi quân sự nhắm vào những người vô tội.1. Nelson Mandela là fan của Spice Girls. Trong một buổi biểu diễn năm 1997 của Spice Girls mà Mandela tham dự, ông còn gọi những cô gái này là những “anh hùng” của mình và đó một trong những khoảnh khắc cảm xúc nhất của cuộc đời của ông. Theo BBC, Cố Tổng thống Nam Phi Mandela còn xem việc gặp nhóm nhạc yêu thích của mình hơn cả việc gặp mặt Bill Clinton, Tony Blair và Tổng thư ký LHQ cộng lại.
10. Vĩ nhân khiêm tốn. Khi Mandela trở thành Tổng thống dân biểu đầu tiên của Nam Phi, một tờ báo địa phương đã chạy một dòng tít đậm lời ông nói: “Tôi không phải là đấng cứu thế”. Trong khi những bức ảnh trên báo chí luôn miêu tả ông như một vị thánh thì bản thân Mandela khi nói về bản thân mình đều cho rằng ông chỉ là “một người đàn ông bình thường trở thành một nhà lãnh đạo vì hoàn cảnh đặc biệt”. Nelson Mandela muốn công chúng coi ông cũng là con người, và cũng phạm những sai lầm chứ không phải "hoàn hảo" trong mắt truyền thông.
9. Là một người cộng sản.
Năm 1943, Mandela gia nhập Đại hội dân tộc châu Phi (ANC) rồi làm quen với những người mang tư tưởng giải phóng sắc tộc, những người Cộng sản và người theo chủ nghĩa châu Phi. Đây là thời gian quan trọng trong quá trình hình thành hệ tư tưởng chính trị, xã hội của ông. Bởi vậy nhiều người tin Nelson thực sự là một người cộng sản.
8. Người đàn ông đa tình.
Mandela đã kết hôn ba lần, và có 6 con, 20 cháu và số chắt thì ngày càng tăng. Người ta thường bảo anh hùng thì khó qua được ải mỹ nhân và Nelson cũng vậy. Cuốn sách Tuổi trẻ của Mandela được tác giả Daivids Smith chấp bút khắc họa bức chân dung về tuổi trẻ của một chàng thanh niên lôi cuốn, mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng đấu tranh cho bình đẳng và có phần nào đó giống với James Dean hay Che Guevara. Cuốn sách sau đó hứng khá nhiều lời rìu búa dư luận nhưng vẫn được sự hỗ trợ của Quỹ Nelson Mandela như chính những gì Nelson mong muốn, công chúng có cái nhìn đúng đắn về những thiếu sót trong con người ông.
7. Vợ cũ tai tiếng.
Trải qua 3 cuộc hôn nhân nhưng người vợ thứ 2 vẫn luôn là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong cuộc đời của Nelson Mandela. Được biết đến như là một trong những nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nổi tiếng của Nam Phi, bà Winnie Madikizela-Mandela từng bị kết tội bắt cóc và giết chết một cảnh sát, sau đó được hưởng án treo năm 1991. Tuy nhiên sau đó án phạt này bị rút lại tại phiên toà phúc thẩm. Năm 2003, bà bị buộc tội gian lận và ăn trộm.
6. Giúp đỡ các bệnh nhân nhiễm AIDS.
Một trong số ít những chỉ trích nhằm vào Mandela trong suốt thời kỳ ông làm Tổng thống là những phản ứng chậm chạp của ông về xử lý đại dịch HIV/AIDS ở Nam Phi. Mãi đến khi thôi giữ chức vụ này, ông mới bắt đầu vận động nghiêm túc và tích cực để đẩy lùi nạn dịch này. Ông đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị về AIDS Quốc tế lần thứ XIII năm 2000, tại Durban, Nam Phi.
Vào năm 2003, ông hỗ trợ bằng cách cho phép chiến dịch gây quỹ chống AIDS 46664 sử dụng số hiệu tù nhân của ông. Theo Quỹ chống bệnh AIDS của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Mandela đã thể hiện quyết tâm của mình một cách quyết liệt khi trực tiếp gửi các khoản tiền đến cho các bệnh nhân AIDS để điều trị.
Con trai ông, Makgotho Mandela, chết vì bệnh AIDS vào ngày 6 tháng 1 năm 2005.
5. Bạn của nhà độc tài Gaddafi. Mặc dù nhà lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi bị coi như một bạo chúa song ông lại là bạn của Cố Tổng thống Nelson Mandela. Đại tá Gaddafi đã từng giúp đỡ Nam Phi khi khó khăn bằng cách cung cấp vũ khí và tiền bạc. Không quên đi công ơn giúp đỡ, ông Mandela đã tới thăm Gaddafi vào năm 1994. Ông cũng đặt tên cho cháu trai của mình là Gaddafi, bên cạnh đó cũng hết lòng hỗ trợ chế độ của Đại tá Gaddafi cho đến khi chế độ kết thúc.
4. Bạo hành vợ? Đây là một trong những góc khuất của cố Tổng thống Nam Phi nhưng lại là sự thật. Khi ông Mandela ly dị người vợ đầu là Evelyn Mase vào cuối thập niên 50, có cáo buộc ông đã hành hung và đe dọa vợ. Mặc dù cuối cùng người vợ đầu của ông đã rút đơn kiện, nhưng vẫn lấy việc này để yêu cầu bồi thường, tuy nhiên không có phiên xét xử nào. Trong ảnh là đám cưới của Walter và Albertina Sisulu hồi 1944, khi đó Nelson Mandela (góc trái) và Evelyn Mase (kế bên) là phù rể và phù dâu.
3. Thành lập phiến quân ANC. Phiến quân ANC được biết đến với các vụ tấn công và đánh bom nguy hiểm tại Boston trong thời gian qua. Tuy nhiên chính cố Tổng thống Mandela đã góp phần thành lập ra phiến quân này. Mặc dù mục đích đầu tiên của ông khi thành lập là để chống lại cảnh sát vũ trang tại Nam Phi sau cuộc thảm sát tại Sharpeville. Sau đó phiến quân ANC hoạt động như một tổ chức tự do tách biệt, một nhóm khủng bố.
2. Cố Tổng thống Mandela không phải là một tên khủng bố. Nhiều người đổ lỗi cho việc ông Mandela đã góp phần tạo ra một tổ chức khủng bố là phiến quân ANC, mặc dù thực ra không phải vậy. Chính thời gian ông Mandela bị cầm tù, không ai đứng ra lãnh đạo và vạch đường hướng đã khiến cho một tổ chức quân sự phục vụ cho hòa bình biến thành một tổ chức khủng bố như hiện nay. Nelson đã từng kiên quyết phản đối phiến quân ANC trong các mục tiêu phi quân sự nhắm vào những người vô tội.
1. Nelson Mandela là fan của Spice Girls. Trong một buổi biểu diễn năm 1997 của Spice Girls mà Mandela tham dự, ông còn gọi những cô gái này là những “anh hùng” của mình và đó một trong những khoảnh khắc cảm xúc nhất của cuộc đời của ông.
Theo BBC, Cố Tổng thống Nam Phi Mandela còn xem việc gặp nhóm nhạc yêu thích của mình hơn cả việc gặp mặt Bill Clinton, Tony Blair và Tổng thư ký LHQ cộng lại.