Một trong những bức ảnh thay đổi thế giới chính là ảnh thi thể em bé Syria Aylan Kurdi chết đuối trên bãi biển thuộc khu du lịch Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ..”Người đàn bà tro bụi” Marcy Borders vội vàng chạy ra khỏi tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) là một trong những hình ảnh ám ảnh nhất về vụ tấn công khủng bố 11/9. Cô đã mất ở tuổi 42 vào tháng trước sau một năm chống chọi lại căn bệnh ung thư dạ dày.Bức ảnh “Saigon Execution” (tạm dịch: Xử bắn trên đường phố Sài Gòn) của nhiếp ảnh gia Eddie Adams ghi lại khoảnh khắc tướng VNCH Nguyễn Ngọc Loan của lạnh lùng chĩa súng bắn chiến sỹ đặc công Nguyễn Văn Lém trong những ngày đầu cuộc Tổng Tiến công Tết Mậu Thân 1968.Ngày 22/11/1963 là ngày Tổng thống John F.Kennedy bị ám sát trên đường phố thành phố Dallas, bang Texas. Trong tấm hình chấn động thế giới này, Tổng thống Kennedy ngả về phía sau ghế khi trúng đạn. Đệ nhất phu nhân Jac queline ngả người sang phía ông trong khi Đặc vụ Clinton Hill đang bám ở phía sau xe chở Tổng thống.Bức ảnh từng đoạt giải Pulitzer của nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal ghi lại hình ảnh 5 người lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh núi Suribachi, đảo Iwo Jima hôm 23/2/1945.Ngày 6/8/1945, quả bom Mỹ Little Boy – vũ khí hạt nhân đầu tiên sử dụng trong Chiến tranh Thế giới 2 – được thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), cướp sinh mạng của 140.000 người. Quả bom thứ hai Fat Man được Quân đội Mỹ thả xuống bầu trời thành phố Nagasaki ba ngày sau đó.Ngày 11/2/1990, trong vòng vây đám đông chừng 2.000 người, nhà hoạt động xã hội Nam Phi Nelson Mandela sánh bước cùng vợ rời khỏi nhà giam khét tiếng Victor Verster ở Paarl, gần Cape Town sau 27 năm ngồi tù.Bức ảnh bất hủ chụp ngày 14/8/1945 chụp lại khoảnh khác anh lính thủy thủ Mỹ hôn nồng nhiệt nữ y tá ở Quảng trường Thời Đại nhân hoạt động mừng Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc. Bức ảnh gây tranh cãi của nhiếp ảnh gia người Nam Phi Kevin Carter cho thấy hình ảnh một bé trai ốm yếu, gầy trơ xương người Sudan đang gục xuống đất vì đói. Bên cạnh em, một con kền kền ăn xác đang đứng ở phía sau.Phóng viên ảnh chiến trường Nick Út của hãng thông tấn AP từng gây chấn động thế giới bằng bức hình“Em bé Napalm”, chụp lại khoảnh khắc bé gái Phan Thị Kim Phúc (lúc đó 9 tuổi) vừa chạy vừa khóc thét rời khỏi ngôi làng mới hứng chịu trận bom Napalm của Mỹ ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 6/8/1972.
Một trong những bức ảnh thay đổi thế giới chính là ảnh thi thể em bé Syria Aylan Kurdi chết đuối trên bãi biển thuộc khu du lịch Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ.
.”Người đàn bà tro bụi” Marcy Borders vội vàng chạy ra khỏi tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) là một trong những hình ảnh ám ảnh nhất về vụ tấn công khủng bố 11/9. Cô đã mất ở tuổi 42 vào tháng trước sau một năm chống chọi lại căn bệnh ung thư dạ dày.
Bức ảnh “Saigon Execution” (tạm dịch: Xử bắn trên đường phố Sài Gòn) của nhiếp ảnh gia Eddie Adams ghi lại khoảnh khắc tướng VNCH Nguyễn Ngọc Loan của lạnh lùng chĩa súng bắn chiến sỹ đặc công Nguyễn Văn Lém trong những ngày đầu cuộc Tổng Tiến công Tết Mậu Thân 1968.
Ngày 22/11/1963 là ngày Tổng thống John F.Kennedy bị ám sát trên đường phố thành phố Dallas, bang Texas. Trong tấm hình chấn động thế giới này, Tổng thống Kennedy ngả về phía sau ghế khi trúng đạn. Đệ nhất phu nhân Jac queline ngả người sang phía ông trong khi Đặc vụ Clinton Hill đang bám ở phía sau xe chở Tổng thống.
Bức ảnh từng đoạt giải Pulitzer của nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal ghi lại hình ảnh 5 người lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh núi Suribachi, đảo Iwo Jima hôm 23/2/1945.
Ngày 6/8/1945, quả bom Mỹ Little Boy – vũ khí hạt nhân đầu tiên sử dụng trong Chiến tranh Thế giới 2 – được thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), cướp sinh mạng của 140.000 người. Quả bom thứ hai Fat Man được Quân đội Mỹ thả xuống bầu trời thành phố Nagasaki ba ngày sau đó.
Ngày 11/2/1990, trong vòng vây đám đông chừng 2.000 người, nhà hoạt động xã hội Nam Phi Nelson Mandela sánh bước cùng vợ rời khỏi nhà giam khét tiếng Victor Verster ở Paarl, gần Cape Town sau 27 năm ngồi tù.
Bức ảnh bất hủ chụp ngày 14/8/1945 chụp lại khoảnh khác anh lính thủy thủ Mỹ hôn nồng nhiệt nữ y tá ở Quảng trường Thời Đại nhân hoạt động mừng Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc.
Bức ảnh gây tranh cãi của nhiếp ảnh gia người Nam Phi Kevin Carter cho thấy hình ảnh một bé trai ốm yếu, gầy trơ xương người Sudan đang gục xuống đất vì đói. Bên cạnh em, một con kền kền ăn xác đang đứng ở phía sau.
Phóng viên ảnh chiến trường Nick Út của hãng thông tấn AP từng gây chấn động thế giới bằng bức hình“Em bé Napalm”, chụp lại khoảnh khắc bé gái Phan Thị Kim Phúc (lúc đó 9 tuổi) vừa chạy vừa khóc thét rời khỏi ngôi làng mới hứng chịu trận bom Napalm của Mỹ ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 6/8/1972.