Hedy Lamarr tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh năm 1914 tại thủ đô Vienna, Áo. Bà là con gái trong một gia đình gốc Do Thái, cha là giám đốc ngân hàng thành đạt. Ở tuổi 17, Lamarr đã xuất hiện trong bộ phim đầu tiên "Geld auf der Strasse". Sau đó, bà tiếp tục học diễn xuất tại Trường Sân khấu Max Reinhardt ở Berlin (Đức). (Ảnh: IG)Năm 1932, Lamarr tham gia bộ phim "Ecstasy" và lập tức tạo cơn sốt bởi nhiều cảnh nóng. (Ảnh: IG)Dù bộ phim bị cấm chiếu tại Mỹ, Lamarr "lọt vào mắt xanh" các nhà sản xuất phim ở Hollywood. Bà ký hợp đồng với hãng MGM và chuyển tới Mỹ, đổi tên thành Hedy Lamarr. Bà đóng vai chính trong nhiều bộ phim trong suốt những năm 1940, bao gồm "Algiers" (1938), "Ziegfeld Girl" (1941) và "Samson and Delilah" (1949). (Ảnh: IG)Dù có nhan sắc nổi trội, Hedy Lamarr không thích các buổi tiệc tùng và giao du với giới Hollywood. Bà dành thời gian để mày mò, xây dựng và thử nghiệm trong nhà xưởng. (Ảnh: IG)Thành tựu quan trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất của Lamarr là phương pháp chuyển đổi tần số - tiền thân của các phương thức liên lạc hiện đại như Bluetooth, Wi-Fi và GPS. Theo đó, trong chiến tranh thế giới thứ hai, bà nhận thấy ngư lôi điều khiển bằng sóng vô tuyến rất dễ bị gây nhiễu. Cũng bởi vậy, bà nảy ra ý tưởng về hệ thống nhảy tần có khả năng thay đổi tín hiệu sóng vô tuyến truyền đến ngư lôi, nhờ đó tránh bị gây nhiễu và theo dõi. (Ảnh: IG)Hải quân Mỹ tiếp nhận sáng chế của Lamarr và cộng sự nhưng không sử dụng cho tới năm 1962. Thay vào đó, họ đề nghị bà giúp họ bán trái phiếu chiến tranh bằng cách trao đổi nụ hôn. Cụ thể, bà sẽ hôn những ai mua số trái phiếu trị giá 25.000 USD. (Ảnh: IG)Tuy sở hữu trí tuệ đáng ngưỡng mộ và có phát minh mang tính bước ngoặt dành cho nhân loại, Hedy Lamarr không bao giờ được hưởng lợi từ ý tưởng của mình. Những năm cuối đời, bà sống ẩn dận nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học. Ngày 19/1/2000, Lamarr qua đời ở Casselberry, Florida (Mỹ), hưởng thọ 85 tuổi. (Ảnh: IG)
Hedy Lamarr tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh năm 1914 tại thủ đô Vienna, Áo. Bà là con gái trong một gia đình gốc Do Thái, cha là giám đốc ngân hàng thành đạt. Ở tuổi 17, Lamarr đã xuất hiện trong bộ phim đầu tiên "Geld auf der Strasse". Sau đó, bà tiếp tục học diễn xuất tại Trường Sân khấu Max Reinhardt ở Berlin (Đức). (Ảnh: IG)
Năm 1932, Lamarr tham gia bộ phim "Ecstasy" và lập tức tạo cơn sốt bởi nhiều cảnh nóng. (Ảnh: IG)
Dù bộ phim bị cấm chiếu tại Mỹ, Lamarr "lọt vào mắt xanh" các nhà sản xuất phim ở Hollywood. Bà ký hợp đồng với hãng MGM và chuyển tới Mỹ, đổi tên thành Hedy Lamarr. Bà đóng vai chính trong nhiều bộ phim trong suốt những năm 1940, bao gồm "Algiers" (1938), "Ziegfeld Girl" (1941) và "Samson and Delilah" (1949). (Ảnh: IG)
Dù có nhan sắc nổi trội, Hedy Lamarr không thích các buổi tiệc tùng và giao du với giới Hollywood. Bà dành thời gian để mày mò, xây dựng và thử nghiệm trong nhà xưởng. (Ảnh: IG)
Thành tựu quan trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất của Lamarr là phương pháp chuyển đổi tần số - tiền thân của các phương thức liên lạc hiện đại như Bluetooth, Wi-Fi và GPS. Theo đó, trong chiến tranh thế giới thứ hai, bà nhận thấy ngư lôi điều khiển bằng sóng vô tuyến rất dễ bị gây nhiễu. Cũng bởi vậy, bà nảy ra ý tưởng về hệ thống nhảy tần có khả năng thay đổi tín hiệu sóng vô tuyến truyền đến ngư lôi, nhờ đó tránh bị gây nhiễu và theo dõi. (Ảnh: IG)
Hải quân Mỹ tiếp nhận sáng chế của Lamarr và cộng sự nhưng không sử dụng cho tới năm 1962. Thay vào đó, họ đề nghị bà giúp họ bán trái phiếu chiến tranh bằng cách trao đổi nụ hôn. Cụ thể, bà sẽ hôn những ai mua số trái phiếu trị giá 25.000 USD. (Ảnh: IG)
Tuy sở hữu trí tuệ đáng ngưỡng mộ và có phát minh mang tính bước ngoặt dành cho nhân loại, Hedy Lamarr không bao giờ được hưởng lợi từ ý tưởng của mình. Những năm cuối đời, bà sống ẩn dận nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học. Ngày 19/1/2000, Lamarr qua đời ở Casselberry, Florida (Mỹ), hưởng thọ 85 tuổi. (Ảnh: IG)