Để không bị đè bẹp dưới cái bóng của phiên bản đầu vốn đã rất thành công, nhiều bộ phim ăn theo hoặc được làm lại đã có những sáng tạo về tạo hình, hình ảnh nhân vật. Với một bộ phim nổi tiếng như “Tây Du Ký”, đó là một áp lực cực kỳ lớn. Các ê-kíp sau này đã phải huy động hết trí tưởng tượng để tạo ra những nhân vật vừa đẹp hơn vừa không quá xa bản gốc. Có khi họ thành công nhưng cũng có khi xuất hiện các phiên bản khiến khán giả phải giật mình sửng sốt.Đầu năm nay, siêu phẩm Tây du ký 2 ( Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh) gây xôn xao khán giả với nội dung mới mẻ, kỹ xảo mát mắt và dàn diễn viên đình đàm. Bộ phim của đạo diễn Trịnh Bảo Thụy được đầu tư đến 68 triệu đồng (hơn 1500 tỉ đồng) là một trong những bộ phim được đánh giá khá tốt vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Ảnh: Bạch Cốt Tinh Củng Lợi quá giống hoàng hậu trong phim "Maleficent" và phù thủy trong "Bạch Tuyết và Gã thợ săn" ( trái).Tuy nhiên, điều khiến khán giả vô cùng bất ngờ và tranh cãi ở bộ phim điện ảnh 3D này là tạo hình ở một số nhân vật Tây Du Ký 2 có điểm nhang nhác nhân vật trong phim Hollywood và chẳng hề "sêm sêm" với các phiên bản đời trước. Ảnh: Trong khi đó thì Sa Tăng La Trọng Khiêm (phải) lại có tạo hình tương tự tộc người da xanh Navi trong bom tấn "Avatar".Nhân vật hoàng đế tương đối giống Loki trong phim "Thần sấm Thor". Dù vậy, tạo hình này cũng không đến nỗi là quá quái lạ.Không chỉ có "Tôn Ngộ Không 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh" mới thiết kế ra dàn nhân vật lạ hoắc. Nhiều bộ phim trước đó cũng đã có sự thử sức, đổi mới về mặt tạo hình khiến khán giả hết sức kinh ngạc. Ảnh: Tôn Ngộ Không Hoàng Bột tựa như một gã ăn mày trong "Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện".Hết ăn mày thì lại như một gã điên."Mối tình ngoại truyện" là bộ phim có Trư Bát Giới đẹp trai nhất trong lịch sử.Đường Tăng Văn Chương trong "Tây Du giáng ma thiên" cũng có vẻ giống thành viên của cái Bang.Khác hẳn tạo hình đẹp trai, nghiêm túc thường thấy, Đường Tăng trong "Đại thoại Tây Du" được xem là vừa xấu, vừa già, vừa nhảm."Tây Du Ký" (2011) lại có một Đường Tăng võ sư hơn là phật tử.Trư Bát Giới trong phim thì giống... lợn y hệt.Đường Tăng Tạ Đình Phong trong "Tình điên đại thánh" (2005) được xây dựng ngổ ngáo và phong lưu cả về ngoại hình lẫn tính cách.Lão Tôn và Lão Trư trong "Tây du ký" phiên bản TVB 1996 có tạo hình sặc tính gây cười.Hằng Nga tiên tử trong “Tân Tây Du Ký” phiên bản Chiết Giang do nữ diễn viên trẻ Lưu Oánh thủ vai không làm toát lên được vẻ cao quý. Một số khán giả nhận định nhân vật trông giống... yêu quái hơn.Hằng Nga trong "Tân Tây Du Ký" phiên bản Trương Kỷ Trung được cho là quá sắc sảo chứ không mang vẻ thần tiên thoát tục.
Để không bị đè bẹp dưới cái bóng của phiên bản đầu vốn đã rất thành công, nhiều bộ phim ăn theo hoặc được làm lại đã có những sáng tạo về tạo hình, hình ảnh nhân vật. Với một bộ phim nổi tiếng như “Tây Du Ký”, đó là một áp lực cực kỳ lớn. Các ê-kíp sau này đã phải huy động hết trí tưởng tượng để tạo ra những nhân vật vừa đẹp hơn vừa không quá xa bản gốc. Có khi họ thành công nhưng cũng có khi xuất hiện các phiên bản khiến khán giả phải giật mình sửng sốt.
Đầu năm nay, siêu phẩm Tây du ký 2 ( Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh) gây xôn xao khán giả với nội dung mới mẻ, kỹ xảo mát mắt và dàn diễn viên đình đàm. Bộ phim của đạo diễn Trịnh Bảo Thụy được đầu tư đến 68 triệu đồng (hơn 1500 tỉ đồng) là một trong những bộ phim được đánh giá khá tốt vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Ảnh: Bạch Cốt Tinh Củng Lợi quá giống hoàng hậu trong phim "Maleficent" và phù thủy trong "Bạch Tuyết và Gã thợ săn" ( trái).
Tuy nhiên, điều khiến khán giả vô cùng bất ngờ và tranh cãi ở bộ phim điện ảnh 3D này là tạo hình ở một số nhân vật Tây Du Ký 2 có điểm nhang nhác nhân vật trong phim Hollywood và chẳng hề "sêm sêm" với các phiên bản đời trước. Ảnh: Trong khi đó thì Sa Tăng La Trọng Khiêm (phải) lại có tạo hình tương tự tộc người da xanh Navi trong bom tấn "Avatar".
Nhân vật hoàng đế tương đối giống Loki trong phim "Thần sấm Thor". Dù vậy, tạo hình này cũng không đến nỗi là quá quái lạ.
Không chỉ có "Tôn Ngộ Không 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh" mới thiết kế ra dàn nhân vật lạ hoắc. Nhiều bộ phim trước đó cũng đã có sự thử sức, đổi mới về mặt tạo hình khiến khán giả hết sức kinh ngạc. Ảnh: Tôn Ngộ Không Hoàng Bột tựa như một gã ăn mày trong "Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện".
Hết ăn mày thì lại như một gã điên.
"Mối tình ngoại truyện" là bộ phim có Trư Bát Giới đẹp trai nhất trong lịch sử.
Đường Tăng Văn Chương trong "Tây Du giáng ma thiên" cũng có vẻ giống thành viên của cái Bang.
Khác hẳn tạo hình đẹp trai, nghiêm túc thường thấy, Đường Tăng trong "Đại thoại Tây Du" được xem là vừa xấu, vừa già, vừa nhảm.
"Tây Du Ký" (2011) lại có một Đường Tăng võ sư hơn là phật tử.
Trư Bát Giới trong phim thì giống... lợn y hệt.
Đường Tăng Tạ Đình Phong trong "Tình điên đại thánh" (2005) được xây dựng ngổ ngáo và phong lưu cả về ngoại hình lẫn tính cách.
Lão Tôn và Lão Trư trong "Tây du ký" phiên bản TVB 1996 có tạo hình sặc tính gây cười.
Hằng Nga tiên tử trong “Tân Tây Du Ký” phiên bản Chiết Giang do nữ diễn viên trẻ Lưu Oánh thủ vai không làm toát lên được vẻ cao quý. Một số khán giả nhận định nhân vật trông giống... yêu quái hơn.
Hằng Nga trong "Tân Tây Du Ký" phiên bản Trương Kỷ Trung được cho là quá sắc sảo chứ không mang vẻ thần tiên thoát tục.