Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam từng ngồi tù
|
Bà Công Thị Nghĩa sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội |
Bà Công Thị Nghĩa (Thu Trang) sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội nhưng sau khi học xong tiểu học, bà vào Sài Gòn sinh sống để thuận lợi cho công việc của gia đình. Theo An Ninh thủ đô, Năm 20 tuổi, bà tham gia vào tổ chức Việt Minh, với nhiệm vụ là hoạt động điệp báo trong nội thành Sài Gòn. Tháng 7/1952, mật thám của Pháp phát hiện ra vai trò của bà trong tổ chức, bà bị bắt giam tại bót Catinat.
Sau khi thụ án một thời gian, bà được thả khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thắng lý quan tòa trong phiên xử về tội danh mà bà mắc phải.
Ngày 20/2/1955 tại rạp Lido Chợ Lớn, cuộc thi Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam đã diễn ra tụ hội nhiều người đẹp đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Ban đầu, nghe bạn bè khuyên nhủ, bà chỉ định đăng lý dự thi cho vui. Nhưng cuối cùng, quá ấn tượng bởi vẻ đẹp sang trọng, đài các, bà đã vượt qua hàng loạt nhan sắc khác và chính thức đăng quang vương miện Hoa hậu. thời điểm đăng quang, bà chỉ cao 1,61m, số đo 3 vòng là 86-62-88.
Trở thành diễn viên và bắt đầu bi kịch
Nhờ danh tiếng và nhan sắc vốn có, bà Thu Trang bà trở thành nữ diễn viên trong nhiều bộ phim của Sài Gòn thời điểm đó như "Chúng tôi muốn sống" (đạo diễn Vĩnh Noãn), “Lục Vân Tiên” (đạo diễn Tống Ngọc Hạp)…
Đầu năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp mang theo bộ phim Lục Vân Tiên sang Nhật làm hậu kỳ và tham dự Đại hội điện ảnh châu Á tại nước này. Sau nhiều ngày gần gũi, bà đã phải lòng vị đạo diễn tài hoa. Chuyện gì đến cũng đến, bà có mang.
Sau này, trong cuốn hồi ký, bà đã viết: "Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị đưa vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu?
Bị khinh bỉ, vùi dập vì không chồng mà chửa
Những ngày tiếp theo của bà khi trở lại Sài Gòn mới thực sự là bi kịch. Đơn giản vì khi ấy, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con. Mặc cho điều đó, bà vẫn kiên quyết giữ lại đứa con. Sau này, bà vẫn cho con theo họ của bố, bà đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên.
Trong cuốn hồi ký của mình, bà đã viết: “Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy".
Sang Pháp định cư và là nguồn cảm hứng cho thi sĩ
Năm 1961, nhận được một lời mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh. Tuy nhiên, Pháp, Thu Trang không làm điện ảnh mà tiếp tục đi học. Năm 1978 bà trở thành tiến sĩ sử học tại ĐH Paris VII.
Ít ai biết rằng, những câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng là "Còn hai con mắt, khóc người một con" chính là viết cho riêng bà. "Khóc người một con", tức là thương cảm cho người phụ nữ có một con.
Ngoài ra, thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho bà, có bài công bố, có bài không công bố. Trong tập "Mưa nguồn" của thi sĩ Bùi Giáng, in năm 1962, ông có viết tặng bà như sau: "Không biết nữa trời tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này".
|
Hoa hậu Thu Trang và con trai. |
Họa sĩ Bửu Ý, có công bố bài thơ do họa sĩ chép lại mà thi sĩ Bùi Giáng làm riêng cho bà với tựa đề chính là Thu Trang, với những câu thấm đẫm tình cảm tuyệt vọng lẫn hờn trách, "Trang của tờ giấy cũ/ Của vầng tóc ban đầu/ Trang của hồi vàng tụ/ Về mệt mỏi mai sau/ Anh nhớ em vô cùng/ Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/ Trang ồ, Trang rất tệ".
Sau nhiều năm, khi chuyện cũ đã trở thành dĩ vãng, Thu Trang về nước nhiều lần giảng dạy ngành du lịch tại nhiều ĐH nhưng giấu mình là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam.