Thương hiệu vẫn được yêu thích: Trải qua 16 năm, doanh thu của Fast & Furious chỉ một lần bị giảm sút với Tokyo Drift (2006). Các tập phim mới luôn đạt thành tích trội hơn phần trước. Đáng chú ý, Fast & Furious 7 gây ra cơn sốt khổng lồ hồi năm 2015 với doanh thu toàn cầu lên đến hơn 1,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, giới phê bình cũng dành nhiều sự ưu ái hơn cho loạt phim tốc độ kể từ Fast Five (2011) với số điểm trên Rotten Tomatoes thường rơi vào khoảng 60-70%. Đây rõ ràng là điều mà không phải loạt phim bom tấn giải trí nào cũng làm được, kể cả phim siêu anh hùng.Kế hoạch marketing hiệu quả: Xuyên suốt quá trình quảng bá của Fast & Furious 8 trên mạng xã hội, hãng Universal tập trung vào chi tiết Dominic Toretto (Vin Diesel) phản bội gia đình và phục vụ ả tội phạm Cipher (Charlize Theron). Đây là tình tiết mấu chốt khiến khán giả cực kỳ tò mò muốn biết liệu đâu là lý do thực sự khiến Dom trở mặt, dù họ đều đoán rằng đến cuối phim Dom rốt cuộc sẽ trở lại bên cạnh những đồng đội thân thiết. Hãy nhớ rằng trailer đầu tiên của Fast & Furious 8 từng thu hút tới 139 triệu lượt theo dõi chỉ sau 24 tiếng.Cái chết của Paul Walker: Sự ra đi của tài tử thủ vai Brian O’Conner hồi cuối năm 2013 gây ra nỗi buồn vô hạn đối với đoàn làm phim. Nhưng không thể phủ nhận rằng việc Paul Walker không còn nữa đã khiến khán giả đổ xô tới rạp để theo dõi phần 7 nhằm tri ân tài tử xấu số. Bước sang phần 8 của Fast & Furious , Brian O’Conner không còn xuất hiện và công chúng tiếp tục tò mò muốn biết xem liệu Universal và ngôi sao Vin Diesel sẽ khỏa lấp vị trí đó ra sao. Cuối cùng, đoạn kết của bom tấn vẫn có một chi tiết tri ân Paul Walker và giúp người hâm mộ cảm thấy ấm lòng.Cuộc cãi vã giữa Vin Diesel và The Rock: Có ý kiến cho rằng lùm xùm trong hậu trường giữa hai ngôi sao hành động chỉ là chiêu trò PR cho Fast & Furious 8. Nhưng thực tế cho thấy mối quan hệ giữa Vin Diesel và Dwayne “The Rock” Johnson đang thực sự rạn nứt. The Rock từng chỉ trích Vin Diesel trên Instagram vì thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp. Hậu quả là trong Fast & Furious 8, hai ngôi sao hiếm khi cùng đứng chung khung hình. Trong quá trình quảng bá tác phẩm, họ gần như không bao giờ có mặt cùng nhau. Và tin đồn mới nhất tiết lộ cảnh after-credits của The Rock và Jason Statham khiến Vin Diesel không vui và yêu cầu hãng Universal lược bỏ. Dù sao, câu chuyện thực sự khiến công chúng thêm háo hức chờ đợi bom tấn.Thiếu vắng đối thủ xứng tầm: Cũng có thể các studio đối thủ quá lo ngại Fast & Furious 8 của Universal nên trong và sau khi ra mắt một tuần, bom tấn không có đối thủ trực tiếp nào thực sự đáng lo ngại. Hiện phim chỉ phải cạnh tranh với tác phẩm hài Going in Style (tập trung đối tượng khán giả cao tuổi), hai phim hoạt hình The Boss Baby (đã ra rạp từ 31/3) và Smurfs: The Lost Village (đã ra rạp từ 7/4 nhưng trở thành “bom xịt”). Bom tấn gần nhất trước Fast & Furious 8 là Beauty and the Beast hiện đã kiếm đủ 1 tỷ USD, còn Guardians of the Galaxy Vol. 2 thì phải tới 28/4 và 5/5 mới lần lượt ra rạp tại châu Á và Bắc Mỹ.Trung Quốc: Fast & Furious 8 ra rạp tại Bắc Mỹ và Trung Quốc đều từ 14/4, điều mà không phải bom tấn nào cũng có được (phần 7 năm 2015 khởi chiếu cách nhau khoảng hai tuần). Tại riêng quốc gia tỷ dân, chỉ sau ba ngày, phim thu tới 188,5 triệu USD - tức cao gần gấp đôi con số 100,2 triệu USD ở quê nhà Bắc Mỹ - và xô đổ hàng loạt kỷ lục. Sau khi kỳ nghỉ cuối tuần khép lại, các thị trường quốc tế mang về cho Universal tổng cộng 432,3 triệu USD và tác phẩm hiện chỉ còn chưa xuất hiện tại Nhật Bản (21/4).
Thương hiệu vẫn được yêu thích: Trải qua 16 năm, doanh thu của Fast & Furious chỉ một lần bị giảm sút với Tokyo Drift (2006). Các tập phim mới luôn đạt thành tích trội hơn phần trước. Đáng chú ý, Fast & Furious 7 gây ra cơn sốt khổng lồ hồi năm 2015 với doanh thu toàn cầu lên đến hơn 1,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, giới phê bình cũng dành nhiều sự ưu ái hơn cho loạt phim tốc độ kể từ Fast Five (2011) với số điểm trên Rotten Tomatoes thường rơi vào khoảng 60-70%. Đây rõ ràng là điều mà không phải loạt phim bom tấn giải trí nào cũng làm được, kể cả phim siêu anh hùng.
Kế hoạch marketing hiệu quả: Xuyên suốt quá trình quảng bá của Fast & Furious 8 trên mạng xã hội, hãng Universal tập trung vào chi tiết Dominic Toretto (Vin Diesel) phản bội gia đình và phục vụ ả tội phạm Cipher (Charlize Theron). Đây là tình tiết mấu chốt khiến khán giả cực kỳ tò mò muốn biết liệu đâu là lý do thực sự khiến Dom trở mặt, dù họ đều đoán rằng đến cuối phim Dom rốt cuộc sẽ trở lại bên cạnh những đồng đội thân thiết. Hãy nhớ rằng trailer đầu tiên của Fast & Furious 8 từng thu hút tới 139 triệu lượt theo dõi chỉ sau 24 tiếng.
Cái chết của Paul Walker: Sự ra đi của tài tử thủ vai Brian O’Conner hồi cuối năm 2013 gây ra nỗi buồn vô hạn đối với đoàn làm phim. Nhưng không thể phủ nhận rằng việc Paul Walker không còn nữa đã khiến khán giả đổ xô tới rạp để theo dõi phần 7 nhằm tri ân tài tử xấu số. Bước sang phần 8 của Fast & Furious , Brian O’Conner không còn xuất hiện và công chúng tiếp tục tò mò muốn biết xem liệu Universal và ngôi sao Vin Diesel sẽ khỏa lấp vị trí đó ra sao. Cuối cùng, đoạn kết của bom tấn vẫn có một chi tiết tri ân Paul Walker và giúp người hâm mộ cảm thấy ấm lòng.
Cuộc cãi vã giữa Vin Diesel và The Rock: Có ý kiến cho rằng lùm xùm trong hậu trường giữa hai ngôi sao hành động chỉ là chiêu trò PR cho Fast & Furious 8. Nhưng thực tế cho thấy mối quan hệ giữa Vin Diesel và Dwayne “The Rock” Johnson đang thực sự rạn nứt. The Rock từng chỉ trích Vin Diesel trên Instagram vì thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp. Hậu quả là trong Fast & Furious 8, hai ngôi sao hiếm khi cùng đứng chung khung hình. Trong quá trình quảng bá tác phẩm, họ gần như không bao giờ có mặt cùng nhau. Và tin đồn mới nhất tiết lộ cảnh after-credits của The Rock và Jason Statham khiến Vin Diesel không vui và yêu cầu hãng Universal lược bỏ. Dù sao, câu chuyện thực sự khiến công chúng thêm háo hức chờ đợi bom tấn.
Thiếu vắng đối thủ xứng tầm: Cũng có thể các studio đối thủ quá lo ngại Fast & Furious 8 của Universal nên trong và sau khi ra mắt một tuần, bom tấn không có đối thủ trực tiếp nào thực sự đáng lo ngại. Hiện phim chỉ phải cạnh tranh với tác phẩm hài Going in Style (tập trung đối tượng khán giả cao tuổi), hai phim hoạt hình The Boss Baby (đã ra rạp từ 31/3) và Smurfs: The Lost Village (đã ra rạp từ 7/4 nhưng trở thành “bom xịt”). Bom tấn gần nhất trước Fast & Furious 8 là Beauty and the Beast hiện đã kiếm đủ 1 tỷ USD, còn Guardians of the Galaxy Vol. 2 thì phải tới 28/4 và 5/5 mới lần lượt ra rạp tại châu Á và Bắc Mỹ.
Trung Quốc: Fast & Furious 8 ra rạp tại Bắc Mỹ và Trung Quốc đều từ 14/4, điều mà không phải bom tấn nào cũng có được (phần 7 năm 2015 khởi chiếu cách nhau khoảng hai tuần). Tại riêng quốc gia tỷ dân, chỉ sau ba ngày, phim thu tới 188,5 triệu USD - tức cao gần gấp đôi con số 100,2 triệu USD ở quê nhà Bắc Mỹ - và xô đổ hàng loạt kỷ lục. Sau khi kỳ nghỉ cuối tuần khép lại, các thị trường quốc tế mang về cho Universal tổng cộng 432,3 triệu USD và tác phẩm hiện chỉ còn chưa xuất hiện tại Nhật Bản (21/4).