Tối ngày 26/12, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời tại nhà riêng sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh tuổi già. Ông hưởng thọ 94 tuổi. Ảnh: Người lao độngTheo Người lao động lễ nhập quan tác giả “Dư âm” diễn ra lúc 8h ngày 27/12 và di quan ngày 29/12. Hội âm nhạc TP HCM đang chuẩn bị tang lễ. Ảnh: ZingSinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu hàng đầu Việt Nam với gia tài nghệ thuật khủng. Ảnh: Nông nghiệp Việt NamTheo Nông nghiệp Việt Nam, nam nhạc sĩ vốn quê gốc ở Sóc Sơn - Hà Nội, nhưng bố mẹ của ông chuyển vào làm công nhân Nhà máy xe lửa Trường Thi - Nghệ An nên ông được sinh ra tại Vinh. Ảnh: Người đưa tinTác giả “Dư âm” xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố của ông là “trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú, thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào”. Ảnh: Thể thao văn hóaLúc nhỏ, nhạc sĩ được giáo viên người Pháp dạy hát. Ngoài ra, ông còn được cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc hát thánh ca và được nhạc sĩ người Hoa dạy chơi đàn guitar Hawaii, sau đó cho đi hát phòng trà. Ảnh: Một thế giớiNăm 1945, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh. Năm 1949, ông viết bài hát đầu tay “Ai xây chiến lũy”. Năm 1950, nam nhạc sĩ viết ca khúc nổi tiếng “Dư âm”. Ảnh: Một thế giớiTheo Tiền Phong, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có những sáng tác mang ý nguyện, tâm trí của con người mới XHCN như “Mẹ yêu con”, “Tấm áo chiến sẽ mẹ vá năm xưa”, “Bài ca phụ nữ Việt Nam”, “Dòng nước quê hương”. Ảnh: HTVÔng còn được gọi là nhạc sĩ ngành ca khi sáng tác “Em đi làm tín dụng” cho ngành ngân hàng, “Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ” cho ngành giáo dục, “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” cho ngành thủy lợi, “Bài ca 5 tấn” cho ngành nông nghiệp. Ảnh: HTVTác giả “Dư âm” còn sáng tác các ca khúc “Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh”, “Dáng đứng Bến Tre” được người dân các tỉnh coi như ca khúc của quê hương mình nên ông được coi là nhạc sĩ của tỉnh ca. Ảnh: Báo Hà TĩnhNhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng sáng tác một số ca khúc thiếu nhi như: “Màu áo chú bộ đội”, “Tôi là gà trống”, “Gà mái mơ”, “Út cưng” và viết nhạc cho phim hoạt hình, múa rối và một số vở chèo: “Đảo nổi”, “Sông Hồng” (1967), “Nguyễn Viết Xuân” (1968).Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một trong năm nhạc sĩ đầu tiên, cùng Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, thành lập nên Hội nhạc sĩ Việt Nam. Ảnh: Báo dân sinhNăm 2000, “cây đại thụ” của làng âm nhạc Việt Nam được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các nhạc phẩm của mình.Mời quý độc giả xem video "Tùng Dương thể hiện ca khúc Dư âm". Nguồn Youtube nhân vật
Tối ngày 26/12, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời tại nhà riêng sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh tuổi già. Ông hưởng thọ 94 tuổi. Ảnh: Người lao động
Theo Người lao động lễ nhập quan tác giả “Dư âm” diễn ra lúc 8h ngày 27/12 và di quan ngày 29/12. Hội âm nhạc TP HCM đang chuẩn bị tang lễ. Ảnh: Zing
Sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu hàng đầu Việt Nam với gia tài nghệ thuật khủng. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam
Theo Nông nghiệp Việt Nam, nam nhạc sĩ vốn quê gốc ở Sóc Sơn - Hà Nội, nhưng bố mẹ của ông chuyển vào làm công nhân Nhà máy xe lửa Trường Thi - Nghệ An nên ông được sinh ra tại Vinh. Ảnh: Người đưa tin
Tác giả “Dư âm” xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố của ông là “trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú, thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào”. Ảnh: Thể thao văn hóa
Lúc nhỏ, nhạc sĩ được giáo viên người Pháp dạy hát. Ngoài ra, ông còn được cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc hát thánh ca và được nhạc sĩ người Hoa dạy chơi đàn guitar Hawaii, sau đó cho đi hát phòng trà. Ảnh: Một thế giới
Năm 1945, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh. Năm 1949, ông viết bài hát đầu tay “Ai xây chiến lũy”. Năm 1950, nam nhạc sĩ viết ca khúc nổi tiếng “Dư âm”. Ảnh: Một thế giới
Theo Tiền Phong, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có những sáng tác mang ý nguyện, tâm trí của con người mới XHCN như “Mẹ yêu con”, “Tấm áo chiến sẽ mẹ vá năm xưa”, “Bài ca phụ nữ Việt Nam”, “Dòng nước quê hương”. Ảnh: HTV
Ông còn được gọi là nhạc sĩ ngành ca khi sáng tác “Em đi làm tín dụng” cho ngành ngân hàng, “Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ” cho ngành giáo dục, “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” cho ngành thủy lợi, “Bài ca 5 tấn” cho ngành nông nghiệp. Ảnh: HTV
Tác giả “Dư âm” còn sáng tác các ca khúc “Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh”, “Dáng đứng Bến Tre” được người dân các tỉnh coi như ca khúc của quê hương mình nên ông được coi là nhạc sĩ của tỉnh ca. Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng sáng tác một số ca khúc thiếu nhi như: “Màu áo chú bộ đội”, “Tôi là gà trống”, “Gà mái mơ”, “Út cưng” và viết nhạc cho phim hoạt hình, múa rối và một số vở chèo: “Đảo nổi”, “Sông Hồng” (1967), “Nguyễn Viết Xuân” (1968).
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một trong năm nhạc sĩ đầu tiên, cùng Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, thành lập nên Hội nhạc sĩ Việt Nam. Ảnh: Báo dân sinh
Năm 2000, “cây đại thụ” của làng âm nhạc Việt Nam được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các nhạc phẩm của mình.
Mời quý độc giả xem video "Tùng Dương thể hiện ca khúc Dư âm". Nguồn Youtube nhân vật