Thần Ra trong phim Hollywood Gods Of Egypt (Những vị thần Ai Cập): 140 triệu USD kinh phí đầu tư chỉ đổi lại phần kỹ xảo giả tạo chẳng khác gì trò chơi điện tử trong Gods of Egypt. Nhân vật bị kỹ xảo tệ phá hủy là thần mặt trời Ra do Geoffrey Rush thủ vai. Hình ảnh của vị thần tối cao là kết quả của một vụ lắp ghép cẩu thả. Phần trên là khuôn mặt thật của diễn viên, nhưng phần trang phục bên dưới lại được tạo bởi công nghệ vi tính.Superman trong Justice League (Liên minh công lý): Henry Cavill đã ký hợp đồng với điều khoản bắt buộc phải để râu khi quay Mission: Impossible 6. Do đó khi anh phải thực hiện một số cảnh quay lại trong Justice League, hãng phim Warner Bros. đã phải dùng kỹ xảo để xoá bộ râu kia đi. Tuy nhiên máy tính lại không thực hiện tốt việc này, khiến môi trên của Siêu nhân trông không thể ảo hơn. Nó đã trở thành một chủ đề bị phê bình nhiều nhất trong bộ phim này.Bob trong Central Intelligence (Điệp viên không hoàn hảo): Central Intelligence mở đầu bằng một cảnh hồi tưởng lấy bối cảnh năm 1996, khi mật vụ CIA - Bob còn là học sinh trung học. Điều này buộc nhà làm phim phải sử dụng CGI trẻ hóa cho Dwayne Johnson. Để làm cho The Rock trông trẻ hơn, họ đã dán mặt của anh lên cơ thể của một người khác. Các nét trên khuôn mặt của Johnson quá nhỏ so với cơ thịt khổng lồ mà chúng miễn cưỡng bị dính vào. Thậm chí tệ hơn, màu da ở giữa mặt và phần còn lại cũng không trùng khớp.Douglas Quaid trong Total Recall (Truy tìm ký ức) bản 1990: Ở một cảnh quay trong Total Recall, để trốn khỏi hải quan mà không bị phát hiện, nhân vật Douglas Quaid (Arnold Schwarzenegger) phải ngụy trang. Thay vì một bộ ria mép giả hoặc một chiếc mũ lớn, Quaid chọn một bộ đồ của phụ nữ. Không may rằng sau đó bộ đồ gặp trục trặc, phần đầu của anh bị lộ ra ngoài. Nhưng đó dường như là bộ phận cơ thể được tạo bởi cao su kết hợp CGI với biểu cảm khó chịu thay vì khuôn mặt thật của Schwarzenegger.Matthew Dougherty trong Star Trek: Insurrection (Du hành giữa các vì sao): Với ngân sách làm phim “khủng”, Star Trek được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu ứng kỹ xảo mượt mà nhưng kết quả thì ngược lại. Gần cuối phim, nhân vật Matthew Dougherty do Anthony Zerbe thủ vai bị nhốt trong một cỗ máy được thiết kế để kéo căng da thịt con người. Chiếc máy sau đó được kích hoạt, khuôn mặt của Dougherty nứt ra, làn da chảy xệ xuống hai bên mặt. Thay vì đáng sợ, khuôn mặt của nam diễn viên Anthony Zerbe lại trở nên đáng thương và gây cười nhiều hơn vì kỹ xảo thô vụng, giả tạo.Hal Jordan trong Green Lantern (Đèn lồng xanh): Một trong những điều gây tranh cãi nhất ở bộ phim là diện mạo Green Lantern của Ryan Reynolds. Bộ đồ bó sát xanh sáng chói, giả tạo và lòe loẹt là điểm trừ lớn nhất trên cơ thể của Ryan. Chỉ cần nhìn vào đường viền mờ ảo giữa phần cổ của Green Lantern và bộ trang phục, khán giả có thể dễ dàng nhận ra đó là sản phẩm của công nghệ CGI. Chiếc mặt nạ thậm chí còn tệ hơn. Nó khiến đôi mắt của nam diễn viên sáng lên như mắt mèo mỗi khi anh sử dụng sức mạnh của mình.Walter Jenning trong Howard The Duck: Trong phim, có phân đoạn cơ thể nhân vật Walter Jenning bị chiếm hữu bởi một người ngoài hành tinh. Nhờ đó mà anh sở hữu sức mạnh đáng nể như điều khiển đồ vật bằng ý nghĩ, phóng lửa chỉ bằng một cái liếc mắt đơn giản… Nghe thì có vẻ đây sẽ là một phân cảnh hành động đỉnh cao xứng tầm một bộ phim bom tấn. Nhưng tất cả đã đổ bể do nhà làm phim dùng kỹ xảo quá vụng. Điều tồiThe Scorpion King trong The Mummy Returns (Xáp ướp trở lại): Dwayne Johnson dường như không có duyên với CGI cho lắm khi anh tiếp tục “gặp họa” với công nghệ này. Trong The Mummy Returns năm 2001, nam diễn viên đóng vai vua bọ cạp mạnh mẽ. Nhưng trái với mong đợi của khán giả, tạo hình của vua bọ cạp trông khá dị hợm và giả tạo. Làn da mịn màng thái quá. Biểu cảm gương mặt đơ cứng. The Mummy Returns được đầu tư kinh phí lên đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn tạo hình của Dwayne Johnson, thật khó để người hâm mộ tin rằng phim được đầu tư “khủng” như vậy.Jobe trong The Lawnmower Man: Trong phim, nam diễn viên Jeff Fahey vào vai một người làm vườn Jobe (The Lawnmower Man sau này) - được một nhà khoa học chọn phục vụ cho các thí nghiệm. Jobe mạnh mẽ đến mức có thể xâm nhập vào máy tính để trở thành một thực thể ảo hoàn toàn. Đến lúc này, tạo hình của The Lawnmower Man bắt đầu trông giống như thứ mà một đứa trẻ năm tuổi đã vẽ trong Microsoft Paint. Đó khuôn mặt của Fahey ghép vào một cơ thể màu vàng đen được vi tính hóa.Aladdin trong Aladdin (Aladdin và cây đèn thần): Những ngày qua, trailer Aladdin của Disney nhận phải vô số “gạch đá” từ người hâm mộ, chủ yếu là do tạo hình Thần Đèn của Will Smith có làn da xanh lè. Trên Twitter, một số khán giả còn nhận xét họ không cảm thấy có gì huyền ảo ở tạo hình trên, ngược lại có phần đáng sợ và khá “rẻ tiền”. Disney vốn được đánh giá cao về hiệu ứng kỹ xảo qua nhiều tác phẩm như The Jungle Book, Christopher Robin… Nhưng những hình ảnh đầu tiên về Thần Đèn cho thấy thế mạnh của Disney có lẽ sẽ không còn được phát huy triệt để trong tác phẩm sắp tới.
Thần Ra trong phim Hollywood Gods Of Egypt (Những vị thần Ai Cập): 140 triệu USD kinh phí đầu tư chỉ đổi lại phần kỹ xảo giả tạo chẳng khác gì trò chơi điện tử trong Gods of Egypt. Nhân vật bị kỹ xảo tệ phá hủy là thần mặt trời Ra do Geoffrey Rush thủ vai. Hình ảnh của vị thần tối cao là kết quả của một vụ lắp ghép cẩu thả. Phần trên là khuôn mặt thật của diễn viên, nhưng phần trang phục bên dưới lại được tạo bởi công nghệ vi tính.
Superman trong Justice League (Liên minh công lý): Henry Cavill đã ký hợp đồng với điều khoản bắt buộc phải để râu khi quay Mission: Impossible 6. Do đó khi anh phải thực hiện một số cảnh quay lại trong Justice League, hãng phim Warner Bros. đã phải dùng kỹ xảo để xoá bộ râu kia đi. Tuy nhiên máy tính lại không thực hiện tốt việc này, khiến môi trên của Siêu nhân trông không thể ảo hơn. Nó đã trở thành một chủ đề bị phê bình nhiều nhất trong bộ phim này.
Bob trong Central Intelligence (Điệp viên không hoàn hảo): Central Intelligence mở đầu bằng một cảnh hồi tưởng lấy bối cảnh năm 1996, khi mật vụ CIA - Bob còn là học sinh trung học. Điều này buộc nhà làm phim phải sử dụng CGI trẻ hóa cho Dwayne Johnson. Để làm cho The Rock trông trẻ hơn, họ đã dán mặt của anh lên cơ thể của một người khác. Các nét trên khuôn mặt của Johnson quá nhỏ so với cơ thịt khổng lồ mà chúng miễn cưỡng bị dính vào. Thậm chí tệ hơn, màu da ở giữa mặt và phần còn lại cũng không trùng khớp.
Douglas Quaid trong Total Recall (Truy tìm ký ức) bản 1990: Ở một cảnh quay trong Total Recall, để trốn khỏi hải quan mà không bị phát hiện, nhân vật Douglas Quaid (Arnold Schwarzenegger) phải ngụy trang. Thay vì một bộ ria mép giả hoặc một chiếc mũ lớn, Quaid chọn một bộ đồ của phụ nữ. Không may rằng sau đó bộ đồ gặp trục trặc, phần đầu của anh bị lộ ra ngoài. Nhưng đó dường như là bộ phận cơ thể được tạo bởi cao su kết hợp CGI với biểu cảm khó chịu thay vì khuôn mặt thật của Schwarzenegger.
Matthew Dougherty trong Star Trek: Insurrection (Du hành giữa các vì sao): Với ngân sách làm phim “khủng”, Star Trek được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu ứng kỹ xảo mượt mà nhưng kết quả thì ngược lại. Gần cuối phim, nhân vật Matthew Dougherty do Anthony Zerbe thủ vai bị nhốt trong một cỗ máy được thiết kế để kéo căng da thịt con người. Chiếc máy sau đó được kích hoạt, khuôn mặt của Dougherty nứt ra, làn da chảy xệ xuống hai bên mặt. Thay vì đáng sợ, khuôn mặt của nam diễn viên Anthony Zerbe lại trở nên đáng thương và gây cười nhiều hơn vì kỹ xảo thô vụng, giả tạo.
Hal Jordan trong Green Lantern (Đèn lồng xanh): Một trong những điều gây tranh cãi nhất ở bộ phim là diện mạo Green Lantern của Ryan Reynolds. Bộ đồ bó sát xanh sáng chói, giả tạo và lòe loẹt là điểm trừ lớn nhất trên cơ thể của Ryan. Chỉ cần nhìn vào đường viền mờ ảo giữa phần cổ của Green Lantern và bộ trang phục, khán giả có thể dễ dàng nhận ra đó là sản phẩm của công nghệ CGI. Chiếc mặt nạ thậm chí còn tệ hơn. Nó khiến đôi mắt của nam diễn viên sáng lên như mắt mèo mỗi khi anh sử dụng sức mạnh của mình.
Walter Jenning trong Howard The Duck: Trong phim, có phân đoạn cơ thể nhân vật Walter Jenning bị chiếm hữu bởi một người ngoài hành tinh. Nhờ đó mà anh sở hữu sức mạnh đáng nể như điều khiển đồ vật bằng ý nghĩ, phóng lửa chỉ bằng một cái liếc mắt đơn giản… Nghe thì có vẻ đây sẽ là một phân cảnh hành động đỉnh cao xứng tầm một bộ phim bom tấn. Nhưng tất cả đã đổ bể do nhà làm phim dùng kỹ xảo quá vụng. Điều tồi
The Scorpion King trong The Mummy Returns (Xáp ướp trở lại): Dwayne Johnson dường như không có duyên với CGI cho lắm khi anh tiếp tục “gặp họa” với công nghệ này. Trong The Mummy Returns năm 2001, nam diễn viên đóng vai vua bọ cạp mạnh mẽ. Nhưng trái với mong đợi của khán giả, tạo hình của vua bọ cạp trông khá dị hợm và giả tạo. Làn da mịn màng thái quá. Biểu cảm gương mặt đơ cứng. The Mummy Returns được đầu tư kinh phí lên đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn tạo hình của Dwayne Johnson, thật khó để người hâm mộ tin rằng phim được đầu tư “khủng” như vậy.
Jobe trong The Lawnmower Man: Trong phim, nam diễn viên Jeff Fahey vào vai một người làm vườn Jobe (The Lawnmower Man sau này) - được một nhà khoa học chọn phục vụ cho các thí nghiệm. Jobe mạnh mẽ đến mức có thể xâm nhập vào máy tính để trở thành một thực thể ảo hoàn toàn. Đến lúc này, tạo hình của The Lawnmower Man bắt đầu trông giống như thứ mà một đứa trẻ năm tuổi đã vẽ trong Microsoft Paint. Đó khuôn mặt của Fahey ghép vào một cơ thể màu vàng đen được vi tính hóa.
Aladdin trong Aladdin (Aladdin và cây đèn thần): Những ngày qua, trailer Aladdin của Disney nhận phải vô số “gạch đá” từ người hâm mộ, chủ yếu là do tạo hình Thần Đèn của Will Smith có làn da xanh lè. Trên Twitter, một số khán giả còn nhận xét họ không cảm thấy có gì huyền ảo ở tạo hình trên, ngược lại có phần đáng sợ và khá “rẻ tiền”. Disney vốn được đánh giá cao về hiệu ứng kỹ xảo qua nhiều tác phẩm như The Jungle Book, Christopher Robin… Nhưng những hình ảnh đầu tiên về Thần Đèn cho thấy thế mạnh của Disney có lẽ sẽ không còn được phát huy triệt để trong tác phẩm sắp tới.