Vì sao núi Everest là tử huyệt đáng sợ của loài người?

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều trường hợp leo núi mất tích, thiệt mạng khi chinh phục Everest. Do vậy, núi Everest là địa điểm chết chóc. 

Mùa leo núi Everest năm nay mới chứng kiến 2 trường hợp tử vong. Theo đó, Eric Arnold, 35 tuổi, người Hà Lan, chết tối 20/5 vì sốc độ cao sau khi chinh phục đỉnh Everest. Anh Arnold có triệu chứng mất hết năng lượng và qua đời trong khi đang ngủ.
Vài giờ sau đó, Maria Strydom, Tiến sĩ giảng dạy về tài chính ở ĐH Monash (Australia) cũng qua đời cũng vì bị sốc độ cao khi từ đỉnh Everest trở xuống.
Cao 8.848m, Everest trở thành ngọn núi cao nhất thế giới, nằm giữa biên giới Tây Tạng và Nepal, Everest. Bên cạnh đó, núi Everest là địa điểm chết chóc khi có nhiều trường hợp tử vong khi chinh phục ngọn núi này.
Người Nepal gọi đỉnh núi này là Sagarmatha, nghĩa là Trán trời. Còn người Tây Tạng gọi đó là Chomolangma tức Thánh mẫu vũ trụ. Núi Everest trở thành địa điểm du lịch hút khách leo núi trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, việc chinh phục đỉnh núi Everest không phải là điều dễ dàng bởi độ cao của núi, thời tiết và gió gây trở ngại lớn đối với những nhà leo núi. Hơn 5.000 người đã leo núi Everest. Trên đường chinh phục ngọn núi kỳ vĩ này, 219 trường hợp đã tử vong. Trong đó, năm 1996 là năm chết chóc nhất trên núi Everest là khi mùa leo núi năm đó có tới 16 người chết. Trong đó có 8 nhà leo núi chết trong cơn bão xảy ra ngày 10/5/1996.
Để chinh phục Everest, người leo núi có thể đi theo 1 trong 2 tuyến đường: hướng men theo sườn Đông Nam nằm ở Nepal và phía Bắc nằm ở Tây Tạng.
Vi sao nui Everest la tu huyet dang so cua loai nguoi?
Núi Everest là một địa điểm "tử thần" khi hàng trăm nhà leo núi bỏ mạng. 
Trên đường leo núi Everest, người leo núi phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu oxy, trượt ngã, thời tiết băng giá, gió bão. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất. Tuyết lở đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Trong đó, trận lở tuyết hồi đầu năm 2015 đã cướp đi sinh mạng của 18 người khi leo núi Everest. Thêm vào đó, thác băng Khumbu được đánh giá là khu vực nguy hiểm nhất khi leo núi Everest. Những cột băng khổng lồ có kích thước bằng tòa nhà và những tháp băng bấp bênh sẵn sàng sụp xuống bất kỳ lúc nào. Do vậy, chỉ cần sơ sểnh, bước sai chỗ là người leo núi có thể mất mạng.
Do Everest là nơi có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh nên càng nên cao cả động vật lẫn thực vật không thể sinh trưởng do thiếu ôxy. Theo các chuyên gia, cây cối không thể tồn tại ở độ cao 5.750m trở lên. Do vậy, đối tượng chinh phục Everest thường là những nhà leo núi chuyên nghiệp. Họ có nghiệp vụ leo núi, thể lực tốt, gan dạ kiên trì. Đó là những yếu tố hàng đầu để có thể chinh phục thành công Everest.
Tâm Anh (tổng hợp)

Bình luận(0)