Cây đa cổ thụ cạnh đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trên phương diện khoa học, đa là một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có thể phát triển thành cây cổ thụ khổng lồ. Ở Việt Nam loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều đền, chùa, đình, miếu...Cây đa cổ thụ bên đường Lý Tự Trọng, TP HCM. Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ của người Việt có nhiều câu nói về sự huyền bí của cây đa như "cây gạo có đa, cây đa có thần", "cậy thần phải nể cây đa"... Phải hiểu về điều này như thế nào?Dấu ấn thời gian trên cây Di sản Việt Nam - cây đa 800 tuổi ở Sơn Trà, Đà Nẵng. Theo đức tin của người Việt xưa, quỷ thần, ma quái là những linh hồn phiêu bạt vô định nên thường lấy thân cây to làm chỗ nương tựa. Và những cây đa to lớn là lựa chọn lý tưởng, trở thành "cây đa có thần".Cây đa 13 gốc ở quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Do cây đa "có thần" mà trong dân gian lưu truyền những lời khuyên về việc phải có thái độ dè chừng, kính cẩn với những cây đa cổ thụ, đặc biệt là không được làm ô uế, bẻ cành hay chặt phá tùy tiện.Cây đa Đá Bạc, cây Di sản Việt Nam ở Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Có nhiều giai thoại được kể về việc con người bị trừng phạt khi xâm hại cây đa cổ thụ. Nếu phải chặt một cây đa, người xưa thường mời thầy về xem xét cẩn thận, cúng tế chu đáo để "mời" quỷ thần đi nơi khác.Cây đa cổ thụ ở Cố đô Lam Kinh, Thanh Hóa. Cũng do quan niệm "cây đa có thần" này mà người xưa chủ ý trồng cây đa ở các địa điểm tâm linh, vừa để tạo cảnh quan, vừa để quỷ thần ngụ trong cây được chế ngự trong một không gian thiêng liêng.Phần gốc khổng lồ của cây đa đình làng Lâm Sơn, Quảng Ngãi - cây Di sản Việt Nam. Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, quan niệm cây cổ thụ là nơi trú ngụ của các linh hồn cũng xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây.Cây đa búp đỏ trong vườn bách thảo Hà Nội. Thiết nghĩ, trong thời hiện đại, thái độ kính trọng của người Việt dành cho cây đa là một nét văn hóa đẹp cần được giữ gìn, và nó nên được mở rộng ra cho cây xanh nói chung để phù hợp với xu thế bảo vệ môi sinh đang được cổ vũ trên toàn cầu...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Cây đa cổ thụ cạnh đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trên phương diện khoa học, đa là một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có thể phát triển thành cây cổ thụ khổng lồ. Ở Việt Nam loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều đền, chùa, đình, miếu...
Cây đa cổ thụ bên đường Lý Tự Trọng, TP HCM. Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ của người Việt có nhiều câu nói về sự huyền bí của cây đa như "cây gạo có đa, cây đa có thần", "cậy thần phải nể cây đa"... Phải hiểu về điều này như thế nào?
Dấu ấn thời gian trên cây Di sản Việt Nam - cây đa 800 tuổi ở Sơn Trà, Đà Nẵng. Theo đức tin của người Việt xưa, quỷ thần, ma quái là những linh hồn phiêu bạt vô định nên thường lấy thân cây to làm chỗ nương tựa. Và những cây đa to lớn là lựa chọn lý tưởng, trở thành "cây đa có thần".
Cây đa 13 gốc ở quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Do cây đa "có thần" mà trong dân gian lưu truyền những lời khuyên về việc phải có thái độ dè chừng, kính cẩn với những cây đa cổ thụ, đặc biệt là không được làm ô uế, bẻ cành hay chặt phá tùy tiện.
Cây đa Đá Bạc, cây Di sản Việt Nam ở Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Có nhiều giai thoại được kể về việc con người bị trừng phạt khi xâm hại cây đa cổ thụ. Nếu phải chặt một cây đa, người xưa thường mời thầy về xem xét cẩn thận, cúng tế chu đáo để "mời" quỷ thần đi nơi khác.
Cây đa cổ thụ ở Cố đô Lam Kinh, Thanh Hóa. Cũng do quan niệm "cây đa có thần" này mà người xưa chủ ý trồng cây đa ở các địa điểm tâm linh, vừa để tạo cảnh quan, vừa để quỷ thần ngụ trong cây được chế ngự trong một không gian thiêng liêng.
Phần gốc khổng lồ của cây đa đình làng Lâm Sơn, Quảng Ngãi - cây Di sản Việt Nam. Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, quan niệm cây cổ thụ là nơi trú ngụ của các linh hồn cũng xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây.
Cây đa búp đỏ trong vườn bách thảo Hà Nội. Thiết nghĩ, trong thời hiện đại, thái độ kính trọng của người Việt dành cho cây đa là một nét văn hóa đẹp cần được giữ gìn, và nó nên được mở rộng ra cho cây xanh nói chung để phù hợp với xu thế bảo vệ môi sinh đang được cổ vũ trên toàn cầu...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.