Vì sao có chuyện nhớ về tiền kiếp chính xác đến bất ngờ?

Google News

(Kiến Thức) - Một số trường hợp nổi tiếng nhớ về tiền kiếp của mình, với những chi tiết chính xác một cách bất ngờ.
 

Cảnh sát Robert Snow/họa sĩ James Carroll Beckwith
Vi sao co chuyen nho ve tien kiep chinh xac den bat ngo?
Cảnh sát Robert Snow là một trong những trường hợp nổi tiếng nhớ về tiền kiếp. Viên cảnh sát này đã có trải nghiệm cuộc sống ở nhiều kiếp trước. Trong đó, một trường hợp để lại nhiều ấn tượng nhất trong ông Snow là trường hợp của họa sĩ James Carroll Beckwith.
Theo cảnh sát Snow, ông đã vận dụng những kinh nghiệm làm cảnh sát trong nhiều năm để tìm hiểu về cuộc sống kiếp trước của mình. Cụ thể, cảnh sát Robert Snow có ký ức của một người họa sĩ sống ở thế kỷ 19. Sau đó, ông nói với mọi người rằng, trong ký ức của mình ông đã vẽ một bức tranh chân dung của một người phụ nữ gù. Ông cũng nhìn thấy một cây dương cầm và một cây gậy chống. Đây chỉ là 2 trong số 28 chi tiết cụ thể liên quan đến ký ức về tiền kiếp của cảnh sát Snow trong trường hợp này.
Mặc dù đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu về người họa sĩ đó nhưng cảnh sát Snow vẫn không thu được kết quả. Mãi cho đến một lần tình cờ đi du lịch đến New Orleans, ông Snow mới tìm ra lời giải về ký ức tiền kiếp của mình. Theo đó, người họa sĩ trong ký ức của ông là James Carroll Beckwith. Trong cuốn nhật ký của Beckwith, ngày cuối cùng trước khi ông qua đời đã vẽ bức chân dung của một phụ nữ gù. Điều này hoàn toàn trùng khớp với những điều mà cảnh sát Snow từng miêu tả trước đó.
James Leininger/phi công từ thời Chiến tranh thế giới 2
Vi sao co chuyen nho ve tien kiep chinh xac den bat ngo?-Hinh-2
Câu chuyện của James Leininger đến từ bang Louisana, Mỹ vô cùng nổi tiếng, được nhiều người biết đến với những tình tiết thú vị. Theo đó, một viên phi công lái máy bay chiến đấu 21 tuổi bị người Nhật bắn hạ trong Chiến tranh thế giới 2. Tuy nhiên, khi lên 6 tuổi, cậu bé James Leininger có những hiểu biết sâu về máy bay, đặc biệt là máy bay chiến đấu.
Thậm chí, trước đó, khi mới lên 2 tuổi, cậu bé Leininger còn gặp ác mộng về cảnh tượng máy bay rơi và việc người phi công trong máy bay không thể thoát ra ngoài. Cậu bé này nhớ được rằng, ở kiếp trước, cậu cũng tên là James.
Trên thực tế, trong Chiến tranh thế giới 2 có một phi công tên là James Huston Jr. Nhiều chi tiết mà cậu bé Leininger kể trùng khớp với cuộc đời và cái chết của phi công Huston khiến mọi người kinh ngạc. Trường hợp này được đánh giá là một trong những bằng chứng thuyết phục nhất về sự hồi sinh.
Edward Austrian/người lính hồi Chiến tranh thế giới 1
Vi sao co chuyen nho ve tien kiep chinh xac den bat ngo?-Hinh-3
Cậu bé Edward Austrian gặp vấn đề về cổ họng khi còn nhỏ và nói với bố mẹ cùng bác sĩ về việc thường xuyên bị đau. Sau đó, các bác sĩ không thể nào tìm ra nguyên nhân cho bệnh đau họng nên đành cắt amiđan cho cậu bé Edward. Kế đến, bác sĩ phát hiện u nang phát triển trong cổ họng nhưng không thể làm cách nào để điều trị.
Không chỉ thường xuyên bị đau ở cổ họng, cậu bé Austrian còn rất sợ hãi, ám ảnh những người mưa phùn, thời tiết tăm tối. Cậu bé này còn kể với bố mẹ rằng bản thân bị trúng một viên đạn ở kiếp trước.
Cụ thể, cậu bé Austrian kể rằng, ở kiếp trước, cậu là một người lính Pháp, 18 tuổi, chiến đấu ở chiến trường Chiến tranh thế giới 1. Người lính này bị bắn vào cổ họng và qua đời sau đó. Điều đặc biệt, năm lên 4 tuổi cũng là lúc kể từ khi cậu bé kể với cha mẹ và những người khác về tiền kiếp của mình thì khối u nang ở cổ họng của Austrian cũng biến mất một cách khó tin.
Tâm Anh (theo The Richest)

Bình luận(0)