Từ hàng ngàn năm trước, chuyển thông tin dưới dạng văn bản là điều thường thấy trong các cuộc chiến tranh. Trong số các loài động vật, người xưa "chọn mặt gửi vàng" sử dụng chim bồ câu làm nhiệm vụ quan trọng này.Nhiều người không khỏi tò mò vì sao loài chim này được con người tin tưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng như vậy. Theo các nhà nghiên cứu, chim bồ câu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội để trở thành "chiến sĩ thông tin".Cụ thể, con người thuần hóa chim bồ câu từ hơn 5.000 năm trước. Kể từ đó, người xưa bắt đầu huấn luyện chim bồ câu để nó vận chuyển thư tín, mệnh lệnh, thông tin quân sự quan trọng tới nhiều vùng chiến sự khác nhau.Sở dĩ như vậy là vì chim bồ câu có khả năng bay hàng nghìn km hoặc xa hơn với tốc độ bay khoảng 100 km/h. Một số con chim bồ câu có thể đạt tốc độ bay lên tới 180 km/h.Loài bồ câu rất nhớ đường nên có thể bay đến vị trí chỉ định rồi sau đó quay trở về điểm xuất phát.Không những vậy, chim bồ câu có khả năng ghi nhớ lộ trình rất tốt. Vì vậy, ngay cả khi không chuyển tin trong khoảng thời gian dài ở một khu vực thì chim bồ câu vẫn bay đến vị trí chỉ định chính xác.Khả năng tìm đường và xác định chính xác hướng bay của chim bồ câu khiến chúng được con người tin tưởng chọn lựa làm nhiệm vụ chuyển tin.Ngoài ra, do chim bồ câu bay trên trời nên có nhiều ưu thế trong việc vận chuyển thư tín, mệnh lệnh quân sự hơn so với con người. Loài vật này có thể bay nhanh và cao nên khó bị quân địch phát hiện và tiêu diệt.Nếu đổi lại sử dụng binh sĩ làm nhiệm vụ đưa tin thì có thể bị kẻ địch phát hiện bắt giữ và giết chết. Theo đó, thông tin, mệnh lệnh không kịp thời chuyển đến nơi có thể gây thiệt hại lớn cho quân đội các nước.Kể từ sau Chiến tranh thế giới 1, chim bồ câu đưa thư dần biến mất trên chiến trường do các chuyên gia sáng chế ra nhiều cách thức liên lạc mới trên chiến trường với ưu điểm nổi trội hơn. Mời độc giả xem video: Chim bồ câu giá 32 tỷ đồng. Nguồn: THĐT1.
Từ hàng ngàn năm trước, chuyển thông tin dưới dạng văn bản là điều thường thấy trong các cuộc chiến tranh. Trong số các loài động vật, người xưa "chọn mặt gửi vàng" sử dụng chim bồ câu làm nhiệm vụ quan trọng này.
Nhiều người không khỏi tò mò vì sao loài chim này được con người tin tưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng như vậy. Theo các nhà nghiên cứu, chim bồ câu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội để trở thành "chiến sĩ thông tin".
Cụ thể, con người thuần hóa chim bồ câu từ hơn 5.000 năm trước. Kể từ đó, người xưa bắt đầu huấn luyện chim bồ câu để nó vận chuyển thư tín, mệnh lệnh, thông tin quân sự quan trọng tới nhiều vùng chiến sự khác nhau.
Sở dĩ như vậy là vì chim bồ câu có khả năng bay hàng nghìn km hoặc xa hơn với tốc độ bay khoảng 100 km/h. Một số con chim bồ câu có thể đạt tốc độ bay lên tới 180 km/h.
Loài bồ câu rất nhớ đường nên có thể bay đến vị trí chỉ định rồi sau đó quay trở về điểm xuất phát.
Không những vậy, chim bồ câu có khả năng ghi nhớ lộ trình rất tốt. Vì vậy, ngay cả khi không chuyển tin trong khoảng thời gian dài ở một khu vực thì chim bồ câu vẫn bay đến vị trí chỉ định chính xác.
Khả năng tìm đường và xác định chính xác hướng bay của chim bồ câu khiến chúng được con người tin tưởng chọn lựa làm nhiệm vụ chuyển tin.
Ngoài ra, do chim bồ câu bay trên trời nên có nhiều ưu thế trong việc vận chuyển thư tín, mệnh lệnh quân sự hơn so với con người. Loài vật này có thể bay nhanh và cao nên khó bị quân địch phát hiện và tiêu diệt.
Nếu đổi lại sử dụng binh sĩ làm nhiệm vụ đưa tin thì có thể bị kẻ địch phát hiện bắt giữ và giết chết. Theo đó, thông tin, mệnh lệnh không kịp thời chuyển đến nơi có thể gây thiệt hại lớn cho quân đội các nước.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới 1, chim bồ câu đưa thư dần biến mất trên chiến trường do các chuyên gia sáng chế ra nhiều cách thức liên lạc mới trên chiến trường với ưu điểm nổi trội hơn.
Mời độc giả xem video: Chim bồ câu giá 32 tỷ đồng. Nguồn: THĐT1.