Tháng 6/1941, trùm phát xít Hitler bất ngờ ra lệnh tấn công tổng lực vào Liên Xô. Trong thời gian đầu quân Đức chiếm ưu thế khi nắm giữ được nhiều vị trí. Ảnh: Phát xít Đức di chuyển trên những chiếc xe tăng về phía Stalingrad vào tháng 8/1942.
Để nhanh chóng chiếm được Stalingrad - thành phố không chỉ có ý nghĩa về mặt quân sự chính trị mà còn mang tính biểu tượng khi mang tên lãnh tụ Liên Xô Stalin, phát xít Đức đã tấn công vào lưới phòng thủ của Liên Xô bằng cách dội bom, dùng xe tăng, hỏa lực và nhiều vũ khí hạng nặng khác.
Phát xít Đức khai hỏa súng chống tăng 5 cm Pak 38 nhắm vào các mục tiêu ở Stalingrad.
Chỉ huy Tập đoàn quân số 6 của Đức - Tướng Paulus và Tướng Moritz von Drebber thuộc binh đoàn Bộ binh 297 đang thảo luận với nhau vào tháng 10/1942.
Lính Đức trong một con hào với súng máy MG34 năm 1942.
Phát xít Đức chuẩn bị tấn công ở ngoại ô thành phố Stalingrad.
Hình ảnh quân Đức trên bờ sông Volga ở Stalingrad ngày 25/8/1942.
Lính Đức chờ lệnh tấn công.
Trận chiến Stalingrad với ý nghĩa như một bước ngoặt của Thế chiến II đã kết thúc vào tháng 2/1943 khi Tướng Paulus cùng 90.000 quân Đức còn lại đầu hàng.
Liên Xô đã tìm thấy 250.000 thi thể của quân Đức và quân Romania ở bên trong và xung quanh Stalingrad. Tổn thất của phe Trục (gồm Đức, Italy, Romania và Hungary) được cho là lên tới 800.000 người chết, bị thương, mất tích hoặc bị bắt giữ.
Lính Đức chết cóng trong một con hào ở Stalingrad vào tháng 2/1943.
Những chiếc xe máy bị bắt giữ của quân Đức ở Stalingrad năm 1943.
Tướng Đức Karl Strecker đầu hàng Liên Xô ngày 2/2/1943.
Kết thúc trận chiến khốc liệt Stalingrad, các nhà sử học quân sự của Nga ước tính có khoảng 1,1 triệu Hồng quân Liên Xô đã hy sinh, bị thương và mất tích trong cuộc chiến bảo vệ thành phố này. Ngoài ra, có khoảng 40.000 dân thường cũng đã thiệt mạng. Ảnh: Máy bay Đức bị bắn hạ ở Stalingrad chấm dứt giấc mộng của Hitler.
Tháng 6/1941, trùm phát xít Hitler bất ngờ ra lệnh tấn công tổng lực vào Liên Xô. Trong thời gian đầu quân Đức chiếm ưu thế khi nắm giữ được nhiều vị trí. Ảnh: Phát xít Đức di chuyển trên những chiếc xe tăng về phía Stalingrad vào tháng 8/1942.
Để nhanh chóng chiếm được
Stalingrad - thành phố không chỉ có ý nghĩa về mặt quân sự chính trị mà còn mang tính biểu tượng khi mang tên lãnh tụ Liên Xô Stalin, phát xít Đức đã tấn công vào lưới phòng thủ của Liên Xô bằng cách dội bom, dùng xe tăng, hỏa lực và nhiều vũ khí hạng nặng khác.
Phát xít Đức khai hỏa súng chống tăng 5 cm Pak 38 nhắm vào các mục tiêu ở Stalingrad.
Chỉ huy Tập đoàn quân số 6 của Đức - Tướng Paulus và Tướng Moritz von Drebber thuộc binh đoàn Bộ binh 297 đang thảo luận với nhau vào tháng 10/1942.
Lính Đức trong một con hào với súng máy MG34 năm 1942.
Phát xít Đức chuẩn bị tấn công ở ngoại ô thành phố Stalingrad.
Hình ảnh
quân Đức trên bờ sông Volga ở Stalingrad ngày 25/8/1942.
Lính Đức chờ lệnh tấn công.
Trận chiến Stalingrad với ý nghĩa như một bước ngoặt của Thế chiến II đã kết thúc vào tháng 2/1943 khi Tướng Paulus cùng 90.000 quân Đức còn lại đầu hàng.
Liên Xô đã tìm thấy 250.000 thi thể của quân Đức và quân Romania ở bên trong và xung quanh Stalingrad. Tổn thất của phe Trục (gồm Đức, Italy, Romania và Hungary) được cho là lên tới 800.000 người chết, bị thương, mất tích hoặc bị bắt giữ.
Lính Đức chết cóng trong một con hào ở Stalingrad vào tháng 2/1943.
Những chiếc xe máy bị bắt giữ của quân Đức ở Stalingrad năm 1943.
Tướng Đức Karl Strecker đầu hàng Liên Xô ngày 2/2/1943.
Kết thúc trận chiến khốc liệt Stalingrad, các nhà sử học quân sự của Nga ước tính có khoảng 1,1 triệu Hồng quân Liên Xô đã hy sinh, bị thương và mất tích trong cuộc chiến bảo vệ thành phố này. Ngoài ra, có khoảng 40.000 dân thường cũng đã thiệt mạng. Ảnh: Máy bay Đức bị bắn hạ ở Stalingrad chấm dứt giấc mộng của Hitler.