Sinh viên ĐH Maxim Kojevnikoff đã đến Thiếu Lâm Tự lần thứ 4. Anh từng có kế hoạch tham gia cùng bạn bè học võ thuật ở Ngũ Đài Sơn nhưng đã quyết định quay trở lại chùa Thiếu lâm 1.500 tuổi nổi tiếng ở Dengfeng, Hà Nam.
"Đối với tôi, học kung fu Thiếu Lâm giống như nằm trên bãi biển và tận hưởng ánh nắng mặt trời. Mỗi lần từ Thiếu Lâm Tự trở về Moscow, tôi cảm thấy bản thân như trẻ ra", sinh viên ĐH Kojevnikoff, 22 tuổi cho biết.
Kojevnikoff đã dạy kung fu Thiếu Lâm tại một trung tâm võ thuật ở Moscow. Anh vẫn quyết định theo đuổi sự nghiệp báo chí với niềm đam mê võ thuật. Anh cũng chắc chắn muốn tiếp tục giảng dạy kung fu bán thời gian sau khi tốt nghiệp đại học.
Kojevnikoff là một trong số hơn 2.000 người nước ngoài đến Thiếu Lâm Tự mỗi năm để học kung fu. Số lượng khách thập phương đến ngôi chùa Thiếu Lâm thường tăng lên đỉnh điểm vào kỳ nghỉ hè.
|
Cale Klesko được hai người bạn giúp làm ấm cơ thể, giãn gân cốt trước khi bắt đầu học kung fu. |
"Nhiều người thường đến Thiếu Lâm Tự theo nhóm. Hơn 20 nhóm đến đây mỗi mùa hè. Cũng có nhiều người đến cùng 1 hoặc 2 người khác. Hầu như mỗi ngày đều có người nước ngoài đến đây," trụ trì ngôi chùa Thiếu Lâm Shi Yongxin cho biết.
Vị trụ trì trên cũng cho hay nhiều du khách cũng học kung fu tại các cơ sở đào tạo gần đó.
Nhiều người trên thế giới lựa chọn đến chùa Thiếu Lâm vì nhiều lý do. Trong đó, Kojevnikoff cho biết anh biết về ngôi chùa cổ trên và đã say mê võ thuật khi người mẹ gửi anh đến đây theo học các khóa đào tạo võ thuật khi còn nhỏ. Giáo viên của anh Kojevnikoff đã đưa ông đến Thiếu Lâm.
Cale Klesko (người Canada) cho biết đến Thiếu Lâm để luyện tập kung fu và tìm hiểu văn hóa Trung Quốc.
"Kung fu giúp tôi giữ cơ thể và trí óc cân bằng", Klesko, 30 tuổi cho biết.
Virginia Suen đến từ Hong Kong cho biết cô học kung fu để khiến bản thân mạnh mẽ hơn.
"Tôi cảm thấy tinh thần trở lên tốt hơn sau khi tập kung fu" trợ lý 42 tuổi Suen làm việc tại một công ty đầu tư cho biết.
"Kung fu không chỉ thuộc về Trung Quốc. Nó là tài sản của thế giới. Nó giúp chúng ta có cơ hội để hiểu nhau hơn. Chúng ta nên cảm ơn kung fu", Rogov Viaches Lav - người quản lý trung tâm Damo dạy kung fu ở Nga nói.
|
Kojevnikoff luyện tập kung fu ở chùa Thiếu Lâm vào ngày 3/7/2014. |
Trung tâm Damo ở Nga là một trong những hàng chục trung tâm đào tạo kung fu ở nước ngoài của Thiếu Lâm. Theo Wang Yumin thuộc văn phòng đối ngoại của chùa Thiếu Lâm, hiện nay ngôi chùa cổ Trung Quốc trên có hơn 40 trung tâm như thế ở khắp nơi trên thế giới.
Nhiều nhà sư Thiếu Lâm cũng đi ra nước ngoài để tham gia giao lưu văn hóa.
"Khoảng 400 nhà sư Thiếu Lâm ra nước ngoài mỗi năm. Trong những lần trao đổi văn hóa, chúng tôi thường tổ chức các buổi cầu nguyện cho hòa bình thế giới, diễn đàn giao lưu văn hóa, triển lãm ảnh, cuộc thi võ thuật...", Shi Yongxin cho biết.
Nhiều người nước ngoài đến chùa Thiếu Lâm không phải học võ thuật để chiến đấu hoặc bảo vệ bản thân mà để tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống của
Trung Quốc.
Hong Hao - người đứng đầu bộ phận giáo dục thể chất tại Đại học Hà Nam cho biết rằng sự kết hợp kung fu Thiếu Lâm với chân lý của Phật giáo, trong đó nhấn mạnh thiền định đã trở nên phổ biến ở phương Tây.
Võ thuật Thiếu Lâm có thể giúp mọi người ở phương Tây - đối tượng thường bị xoáy vào nhịp sống hối hả, cạnh tranh có thể sống chậm hơn, tận hưởng cuộc sống và giá trị của bản thân.
Luyện tập võ thuật cũng có thể giúp người nước ngoài hiểu hơn về văn hóa Trung Quốc thông qua ngôn ngữ cơ thể.