Nhiều sự thật bất ngờ về Chúa Jesus cho đến nay khiến không ít người kinh ngạc. Trong đó, lễ Giáng sinh còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh hay Noel, là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời của phần lớn người Kitô giáo. Ngày lễ này diễn ra chính thức vào ngày 25/12 hàng năm nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12. Bởi lẽ, theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Các tín đồ Thiên chúa La Mã và Tin lành thường tổ chức lễ Giáng sinh theo dương lịch.Trong khi đó, người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch cũ chứ không dùng lịch mới Gregorian có từ thế kỷ 16.Trong tấm giấy có từ thế kỷ thứ 4 "Phúc âm về vợ Chúa Jesus" được viết bằng chữ Coptic (một ngôn ngữ Ai Cập), một người phụ nữ tên là Mary Magdalene được đề cập đến. Trong đó, chứa những cụm từ như "Jesus nói với họ rằng, vợ ta..." và "nàng là tông đồ của ta".Điều này cho thấy Chúa Jesus rất có thể đã lấy vợ. Hơn nữa, người phụ nữ đó cũng có thể trở thành linh mục được thụ phong. Tuy nhiên, cho đến nay, cuộc tranh luận gay gắt về việc tấm giấy là thật hay giả vẫn tiếp diễn.Tấm vải liệm thành Turin là một trong những biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất trên thế giới. Hàng tỷ tín đồ Cơ Đốc giáo coi đó là tấm vải dùng để liệm xác và lưu giữ hình ảnh Chúa Jesus. Bởi lẽ, trên tấm vải xuất hiện hình ảnh người đàn ông râu quai nón với các dấu vết tra tấn được cho là Chúa Jesus.Tuy nhiên, cho đến nay, tấm vải liệm thành Turin cũng là một trong những bí ẩn lâu đời nhất chưa có lời giải khi những tranh cãi về tấm vải này chưa được làm sáng tỏ.Trong các văn bản văn hóa phương Tây về Thiên Chúa Giáo, Chúa Jesus nổi tiếng thế giới thường được miêu tả là một người da trắng, có mái tóc dài, suôn thẳng và hoàn hảo.Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học pháp y thuộc ĐH Manchester (Anh), gương mặt Chúa Jesus hoàn toàn khác. Dựa trên những phân tích khoa học, các chuyên gia phác thảo Chúa Jesus có nước da màu bánh mật, tóc xoăn và ngắn. Phác thảo này được cho là "hợp lý" về khuôn mặt của Chúa mặc dù không chính xác 100%.Căn cứ vào những dữ liệu về các hoạt động địa chấn của vùng Biển Chết và trong trong văn bản Di chúc mới, nhóm các nhà địa chất Mỹ và Đức đã xác định ngày mất chính xác của Chúa Jesus. Theo đó, Chúa Jesus được xác định chết vì bị đóng đinh giang tay trên cây thánh giá vào thứ sáu, ngày 3/4, năm 33 TCN.
Nhiều sự thật bất ngờ về Chúa Jesus cho đến nay khiến không ít người kinh ngạc. Trong đó, lễ Giáng sinh còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh hay Noel, là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời của phần lớn người Kitô giáo. Ngày lễ này diễn ra chính thức vào ngày 25/12 hàng năm nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12. Bởi lẽ, theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Các tín đồ Thiên chúa La Mã và Tin lành thường tổ chức lễ Giáng sinh theo dương lịch.
Trong khi đó, người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch cũ chứ không dùng lịch mới Gregorian có từ thế kỷ 16.
Trong tấm giấy có từ thế kỷ thứ 4 "Phúc âm về vợ Chúa Jesus" được viết bằng chữ Coptic (một ngôn ngữ Ai Cập), một người phụ nữ tên là Mary Magdalene được đề cập đến. Trong đó, chứa những cụm từ như "Jesus nói với họ rằng, vợ ta..." và "nàng là tông đồ của ta".
Điều này cho thấy Chúa Jesus rất có thể đã lấy vợ. Hơn nữa, người phụ nữ đó cũng có thể trở thành linh mục được thụ phong. Tuy nhiên, cho đến nay, cuộc tranh luận gay gắt về việc tấm giấy là thật hay giả vẫn tiếp diễn.
Tấm vải liệm thành Turin là một trong những biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất trên thế giới. Hàng tỷ tín đồ Cơ Đốc giáo coi đó là tấm vải dùng để liệm xác và lưu giữ hình ảnh Chúa Jesus. Bởi lẽ, trên tấm vải xuất hiện hình ảnh người đàn ông râu quai nón với các dấu vết tra tấn được cho là Chúa Jesus.
Tuy nhiên, cho đến nay, tấm vải liệm thành Turin cũng là một trong những bí ẩn lâu đời nhất chưa có lời giải khi những tranh cãi về tấm vải này chưa được làm sáng tỏ.
Trong các văn bản văn hóa phương Tây về Thiên Chúa Giáo, Chúa Jesus nổi tiếng thế giới thường được miêu tả là một người da trắng, có mái tóc dài, suôn thẳng và hoàn hảo.
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học pháp y thuộc ĐH Manchester (Anh), gương mặt Chúa Jesus hoàn toàn khác. Dựa trên những phân tích khoa học, các chuyên gia phác thảo Chúa Jesus có nước da màu bánh mật, tóc xoăn và ngắn. Phác thảo này được cho là "hợp lý" về khuôn mặt của Chúa mặc dù không chính xác 100%.
Căn cứ vào những dữ liệu về các hoạt động địa chấn của vùng Biển Chết và trong trong văn bản Di chúc mới, nhóm các nhà địa chất Mỹ và Đức đã xác định ngày mất chính xác của Chúa Jesus. Theo đó, Chúa Jesus được xác định chết vì bị đóng đinh giang tay trên cây thánh giá vào thứ sáu, ngày 3/4, năm 33 TCN.