Tòa án Nuremberg xét xử những tội phạm phạm vào 4 trọng tội, gồm: tội âm mưu, tội ác chống lại hòa bình, tội phạm chiến tranh và tội ác chống lại loài người (tội diệt chủng). Tòa án Nuremberg thay đổi Luật tội phạm chiến tranh. Trước khi tòa án Nuremberg ra đời, các quốc gia trên thế giới đã cố gắng truy tố một số nhà lãnh đạo sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới I nhưng đều thất bại. Vì vậy, tòa án quốc tế Nuremberg ra đời đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của luật pháp quốc tế trong đó các bị cáo phải đối mặt với những tội ác đã gây ra.
Tòa án Nuremberg có thể đã được tổ chức ở Berlin, Đức. Sau khi đế chế của Hitler sụp đổ, những phiên tòa xét xử những tên phát xít có chức vụ cao nhất được cho là nên tổ chức ở thủ đô Berlin. Tuy nhiên, do thành phố bị oanh tạc dữ dội trong vài tuần cuối của cuộc Chiến tranh thế giới II, Berlin trở thành vùng đất hoang tàn, tiêu điều. Do đó, nơi này không có những nhà tù thích hợp để giam giữ các bị cáo trong một thời gian dài. Do đó, các nước đồng minh đã chọn Nurnberg – vùng đất quê nhà của Đức quốc xã là Bavaaria, miền Nam nước Đức. Nuremberg có một vị trí quan trọng đối với chính quyền Đức quốc xã. Cụ thể, thành phố này là nơi phát xít Đức thường sử dụng để tiến hành đại hội đảng Công nhân quốc gia xã hội Đức (NSDAP) của trùm phát xít Hitler. Mặc dù nơi này bị liên quân Anh – Mỹ ném bom oanh tạc dữ dội nhưng tòa nhà lớn của tòa án vẫn còn nguyên vẹn.
Herman Goering đã tự tử trong thời gian xét xử tại tòa án Nuremberg. Là một trong những quan chức cấp cao nhất của chính quyền Đức quốc xã (nhân vật quyền lực số 2 chỉ sau Hitler), Bộ trưởng Hàng không Herman Goering đã bị đem ra xét xử tại tòa án Nuremberg. Những tên trùm phát xít Đức máu mặt như Adolf Hitler và Josef Goebbels đã tự tử nên Goering sớm quyết định đi theo cách đó để không bị trừng phạt những tội lỗi đã gây ra. Hắn đã uống thuốc độc tự tử vào ngày 15/10/1946. Trước khi kết liễu cuộc đời mình, Goering đã phải ra hầu tòa nhiều lần và tự sát trước khi bị hành hình. 24 trùm phát xít Đức bị truy tố. Trong số đó, 22 tên tên trùm phát xít có địa vị cao nhất trong chính quyền Đức quốc xã bị truy tố trong phiên tòa xét xử đầu tiên của tòa án Nuremberg. Cuối cùng, chỉ có 21 tên phát xít bị đem ra xét xử trước vành móng ngựa vì Robert Ley đã tự tử trước khi thủ tục tố tụng bắt đầu; Gustav Krupp được coi là đã quá già yếu để ra tòa và Martin Bormann mất tích (hắn cuối cùng bị xử vắng mặt). Cuối cùng, 11 trùm phát xít bị phán án tử hình, 7 kẻ bị phán những mức án tù khác nhau và 3 tên khác được tòa án Nuremberg tha bổng (gồm Hjalmar Schacht, Franz von Papen, Hans Fritzsche).Phó chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Rudolf Hess đọc báo trong thời gian cuối đời trước khi tự sát. Trong thời gian ngồi tù, Hess và lãnh đạo tổ chức thanh thiếu niên phát xít Baldur von Schirach ngồi đọc báo hay trò chuyện với nhau. Năm 1987, trong thời gian được phép đi dạo, hắn đã dùng một sợi dây điện để treo cổ. Hess là tù nhân cuối cùng trong số những tội phạm chiến tranh bị giam ở nhà tù Spandau.Thẩm phán Anh, Mỹ, Liên Xô và Pháp tham gia tòa án Nuremberg để đại diện cho các nước đồng minh và sự công bằng. Tuy nhiên, một số người cho rằng, đội ngũ thẩm phán đại diện cho các quốc gia đó sẽ không bị truy vấn về những vụ việc đã gây ra như: Anh ném bom gây hậu quả nghiêm trọng ở Dresden, Mỹ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki…Nuremberg được ví như Cung điện Công lý (công trình này được xây dựng trong thời gian từ năm 1909 – 1916), là nơi diễn ra các cuộc biểu tình hàng năm kể từ năm 1920. Ngoài ra, Nuremberg còn là nơi kết thúc chế độ cầm quyền của Hitler cũng như là nơi hầm ngầm trú ẩn của trùm phát xít này bị phá hủy. Tất cả những tên phát xít bị đem ra xét xử ở tòa án Nuremberg đều cho rằng bản thân “vô tội”. Điều đáng ngạc nhiên là các phiên tòa xét xử của tòa án Nuremberg đều bắt đầu với lời phủ nhận cáo trạng của các bị cáo. Ở trước tòa, các tên phát xít đều biện minh cho hành động của mình là làm theo lệnh của cấp trên.
Tòa án Nuremberg xét xử những tội phạm phạm vào 4 trọng tội, gồm: tội âm mưu, tội ác chống lại hòa bình, tội phạm chiến tranh và tội ác chống lại loài người (tội diệt chủng).
Tòa án Nuremberg thay đổi Luật tội phạm chiến tranh. Trước khi tòa án Nuremberg ra đời, các quốc gia trên thế giới đã cố gắng truy tố một số nhà lãnh đạo sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới I nhưng đều thất bại. Vì vậy, tòa án quốc tế Nuremberg ra đời đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của luật pháp quốc tế trong đó các bị cáo phải đối mặt với những tội ác đã gây ra.
Tòa án Nuremberg có thể đã được tổ chức ở Berlin, Đức. Sau khi đế chế của Hitler sụp đổ, những phiên tòa xét xử những tên phát xít có chức vụ cao nhất được cho là nên tổ chức ở thủ đô Berlin. Tuy nhiên, do thành phố bị oanh tạc dữ dội trong vài tuần cuối của cuộc Chiến tranh thế giới II, Berlin trở thành vùng đất hoang tàn, tiêu điều. Do đó, nơi này không có những nhà tù thích hợp để giam giữ các bị cáo trong một thời gian dài. Do đó, các nước đồng minh đã chọn Nurnberg – vùng đất quê nhà của Đức quốc xã là Bavaaria, miền Nam nước Đức.
Nuremberg có một vị trí quan trọng đối với chính quyền Đức quốc xã. Cụ thể, thành phố này là nơi phát xít Đức thường sử dụng để tiến hành đại hội đảng Công nhân quốc gia xã hội Đức (NSDAP) của trùm phát xít Hitler. Mặc dù nơi này bị liên quân Anh – Mỹ ném bom oanh tạc dữ dội nhưng tòa nhà lớn của tòa án vẫn còn nguyên vẹn.
Herman Goering đã tự tử trong thời gian xét xử tại tòa án Nuremberg. Là một trong những quan chức cấp cao nhất của chính quyền Đức quốc xã (nhân vật quyền lực số 2 chỉ sau Hitler), Bộ trưởng Hàng không Herman Goering đã bị đem ra xét xử tại tòa án Nuremberg. Những tên trùm phát xít Đức máu mặt như Adolf Hitler và Josef Goebbels đã tự tử nên Goering sớm quyết định đi theo cách đó để không bị trừng phạt những tội lỗi đã gây ra. Hắn đã uống thuốc độc tự tử vào ngày 15/10/1946. Trước khi kết liễu cuộc đời mình, Goering đã phải ra hầu tòa nhiều lần và tự sát trước khi bị hành hình.
24 trùm phát xít Đức bị truy tố. Trong số đó, 22 tên tên trùm phát xít có địa vị cao nhất trong chính quyền Đức quốc xã bị truy tố trong phiên tòa xét xử đầu tiên của tòa án Nuremberg. Cuối cùng, chỉ có 21 tên phát xít bị đem ra xét xử trước vành móng ngựa vì Robert Ley đã tự tử trước khi thủ tục tố tụng bắt đầu; Gustav Krupp được coi là đã quá già yếu để ra tòa và Martin Bormann mất tích (hắn cuối cùng bị xử vắng mặt). Cuối cùng, 11 trùm phát xít bị phán án tử hình, 7 kẻ bị phán những mức án tù khác nhau và 3 tên khác được tòa án Nuremberg tha bổng (gồm Hjalmar Schacht, Franz von Papen, Hans Fritzsche).
Phó chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Rudolf Hess đọc báo trong thời gian cuối đời trước khi tự sát. Trong thời gian ngồi tù, Hess và lãnh đạo tổ chức thanh thiếu niên phát xít Baldur von Schirach ngồi đọc báo hay trò chuyện với nhau. Năm 1987, trong thời gian được phép đi dạo, hắn đã dùng một sợi dây điện để treo cổ. Hess là tù nhân cuối cùng trong số những tội phạm chiến tranh bị giam ở nhà tù Spandau.
Thẩm phán Anh, Mỹ, Liên Xô và Pháp tham gia tòa án Nuremberg để đại diện cho các nước đồng minh và sự công bằng. Tuy nhiên, một số người cho rằng, đội ngũ thẩm phán đại diện cho các quốc gia đó sẽ không bị truy vấn về những vụ việc đã gây ra như: Anh ném bom gây hậu quả nghiêm trọng ở Dresden, Mỹ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki…
Nuremberg được ví như Cung điện Công lý (công trình này được xây dựng trong thời gian từ năm 1909 – 1916), là nơi diễn ra các cuộc biểu tình hàng năm kể từ năm 1920. Ngoài ra, Nuremberg còn là nơi kết thúc chế độ cầm quyền của Hitler cũng như là nơi hầm ngầm trú ẩn của trùm phát xít này bị phá hủy.
Tất cả những tên phát xít bị đem ra xét xử ở tòa án Nuremberg đều cho rằng bản thân “vô tội”. Điều đáng ngạc nhiên là các phiên tòa xét xử của tòa án Nuremberg đều bắt đầu với lời phủ nhận cáo trạng của các bị cáo. Ở trước tòa, các tên phát xít đều biện minh cho hành động của mình là làm theo lệnh của cấp trên.