Phong tục cưới kỳ lạ tại Scotland: trong ngày cưới, cô dâu bị bạn bè và họ hàng bôi lên người những thứ bẩn thỉu nhất. Họ trộn đủ thứ đồ ăn từ mì thiu, nước sốt, cá chết, trứng thối... trong một cái xô và đổ nó lên người cô dâu với ý nghĩa nếu giải quyết được những rắc rối đó, cô dâu sẽ giải quyết được những rắc rối trong đời sống hôn nhân.Đám cưới đẫm nước mắt: Đối với người Tujia (Trung Quốc), một tháng trước khi đám cưới diễn ra, cô dâu phải khóc mỗi ngày một giờ đồng hồ. Trong 10 ngày đầu, mẹ của cô dâu sẽ ngồi khóc cùng, 10 ngày sau là bà ngoại và 10 ngày trước đám cưới là tất cả phụ nữ trong họ hàng. Họ cho rằng đây là cách thể hiện niềm vui trong đám cưới.Một vài vùng ở Ấn Độ coi những người được sinh ra vào ngày Mangliks trong thiên văn học là những người bị nguyền rủa và sẽ làm hôn phu của họ chết sớm. Để hóa giải lời nguyền này, cô dâu sẽ làm đám cưới với một cái cây, sau đó họ chặt bỏ cái cây để xóa bỏ sự đen đủi.Ở Hàn Quốc, trước khi trở thành người đàn ông có gia đình, chú rể bị người khác lấy cá hoặc mía đánh vào bàn chân. Tục lệ cưới hỏi này có ý nghĩa chú rể sẽ không thất vọng với đời sống hôn nhân.Ở Nội Mông (Trung Quốc), cô dâu chú rể tương lai sẽ cùng nhau cầm dao giết một con gà con và lấy gan của nó để xem ngày cưới.Tại Indonesia, ba ngày đầu tiên trong tuần trăng mật, cô dâu chú rể sẽ bị nhốt trong nhà và chỉ được mang cho rất ít đồ ăn, đặc biệt là tuyệt đối không được sử dụng giấy vệ sinh. Tục lệ này có ý nghĩa họ sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh.Cũng tại một số vùng ở Ấn Độ, đám cưới là nơi diễn ra cuộc chinh chiến xoay quanh chiếc giày của chú rể giữa một bên là họ nhà trai cố gắng bảo vệ và bên kia là nhà gái tìm cách đánh cắp nó. Nếu họ hàng nhà cô dâu thành công, chú rể sẽ phải trả một khoản tiền chuộc.Tục lệ đám cưới này ở Nga xoay quanh của hồi môn. Nếu hài lòng với số của hồi môn mà nhà trai mang sang, nhà gái sẽ đồng ý trao cô dâu. Nếu số của hồi môn không đủ, nhà gái sẽ trao cho nhà trai một người khác, cứ thế cho đến khi họ hài lòng với số của hồi môn nhận được.Tục cưới kinh sợ nhất tại Pháp: Sau đám cưới, người ta thu thập tất cả thức ăn thừa và rác rưởi, cho vào một cái bồn cầu và bắt cô dâu chú rể ăn hết, Tục lệ này có ý nghĩa mong muốn cô dâu chú rể sẽ có đủ năng lượng trong đêm động phòng. May mắn là ngày nay người ta đã thay món soup đáng sợ kia bằng sô-cô-la.Tại Thụy Điển, mỗi khi cô dâu hoặc chú rể rời bàn tiệc, tât cả những người khác đều có quyền hôn người còn lại trong cặp đôi. Quả là phong tục hấp dẫn.Tại Kenya, cô dâu sẽ được bố đẻ chúc phúc bằng cách phun nước vào đầu. Sau đó khi đi theo chú rể về nhà chồng, cô dâu tuyệt đối không được quay đầu nhìn lại vì sợ hóa thành đá.Tại Ru-ma-ni, chủ rể sẽ bắt cóc người phụ nữ anh ta muốn lấy làm vợ. Dù bị cưỡng ép hay tự nguyện, nếu giữ người đó ở bên cạnh được ít nhất 2-3 ngày sẽ nghiễm nhiên trở thành vợ anh ta.Cũng tại một số nơi ở Trung Quốc, ngày cưới là ngày cô dâu phải cắt phăng đi mái tóc của mình chỉ để lại một vài chỏm tóc. Họ quan niệm như thế mới là đẹp và sạch sẽ.Tại rất nhiều nơi ở Đức, khách khứa đến dự đám cưới mang theo bát đĩa hoặc các đồ sứ khác làm quà tặng. Điều kỳ lạ là những quà tặng này sẽ bị mang ra đập vỡ với quan niệm những âm thanh chói tai đó sẽ làm ma quỷ sợ hãi.
Phong tục cưới kỳ lạ tại Scotland: trong ngày cưới, cô dâu bị bạn bè và họ hàng bôi lên người những thứ bẩn thỉu nhất. Họ trộn đủ thứ đồ ăn từ mì thiu, nước sốt, cá chết, trứng thối... trong một cái xô và đổ nó lên người cô dâu với ý nghĩa nếu giải quyết được những rắc rối đó, cô dâu sẽ giải quyết được những rắc rối trong đời sống hôn nhân.
Đám cưới đẫm nước mắt: Đối với người Tujia (Trung Quốc), một tháng trước khi đám cưới diễn ra, cô dâu phải khóc mỗi ngày một giờ đồng hồ. Trong 10 ngày đầu, mẹ của cô dâu sẽ ngồi khóc cùng, 10 ngày sau là bà ngoại và 10 ngày trước đám cưới là tất cả phụ nữ trong họ hàng. Họ cho rằng đây là cách thể hiện niềm vui trong đám cưới.
Một vài vùng ở Ấn Độ coi những người được sinh ra vào ngày Mangliks trong thiên văn học là những người bị nguyền rủa và sẽ làm hôn phu của họ chết sớm. Để hóa giải lời nguyền này, cô dâu sẽ làm đám cưới với một cái cây, sau đó họ chặt bỏ cái cây để xóa bỏ sự đen đủi.
Ở Hàn Quốc, trước khi trở thành người đàn ông có gia đình, chú rể bị người khác lấy cá hoặc mía đánh vào bàn chân. Tục lệ cưới hỏi này có ý nghĩa chú rể sẽ không thất vọng với đời sống hôn nhân.
Ở Nội Mông (Trung Quốc), cô dâu chú rể tương lai sẽ cùng nhau cầm dao giết một con gà con và lấy gan của nó để xem ngày cưới.
Tại Indonesia, ba ngày đầu tiên trong tuần trăng mật, cô dâu chú rể sẽ bị nhốt trong nhà và chỉ được mang cho rất ít đồ ăn, đặc biệt là tuyệt đối không được sử dụng giấy vệ sinh. Tục lệ này có ý nghĩa họ sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh.
Cũng tại một số vùng ở Ấn Độ, đám cưới là nơi diễn ra cuộc chinh chiến xoay quanh chiếc giày của chú rể giữa một bên là họ nhà trai cố gắng bảo vệ và bên kia là nhà gái tìm cách đánh cắp nó. Nếu họ hàng nhà cô dâu thành công, chú rể sẽ phải trả một khoản tiền chuộc.
Tục lệ đám cưới này ở Nga xoay quanh của hồi môn. Nếu hài lòng với số của hồi môn mà nhà trai mang sang, nhà gái sẽ đồng ý trao cô dâu. Nếu số của hồi môn không đủ, nhà gái sẽ trao cho nhà trai một người khác, cứ thế cho đến khi họ hài lòng với số của hồi môn nhận được.
Tục cưới kinh sợ nhất tại Pháp: Sau đám cưới, người ta thu thập tất cả thức ăn thừa và rác rưởi, cho vào một cái bồn cầu và bắt cô dâu chú rể ăn hết, Tục lệ này có ý nghĩa mong muốn cô dâu chú rể sẽ có đủ năng lượng trong đêm động phòng. May mắn là ngày nay người ta đã thay món soup đáng sợ kia bằng sô-cô-la.
Tại Thụy Điển, mỗi khi cô dâu hoặc chú rể rời bàn tiệc, tât cả những người khác đều có quyền hôn người còn lại trong cặp đôi. Quả là phong tục hấp dẫn.
Tại Kenya, cô dâu sẽ được bố đẻ chúc phúc bằng cách phun nước vào đầu. Sau đó khi đi theo chú rể về nhà chồng, cô dâu tuyệt đối không được quay đầu nhìn lại vì sợ hóa thành đá.
Tại Ru-ma-ni, chủ rể sẽ bắt cóc người phụ nữ anh ta muốn lấy làm vợ. Dù bị cưỡng ép hay tự nguyện, nếu giữ người đó ở bên cạnh được ít nhất 2-3 ngày sẽ nghiễm nhiên trở thành vợ anh ta.
Cũng tại một số nơi ở Trung Quốc, ngày cưới là ngày cô dâu phải cắt phăng đi mái tóc của mình chỉ để lại một vài chỏm tóc. Họ quan niệm như thế mới là đẹp và sạch sẽ.
Tại rất nhiều nơi ở Đức, khách khứa đến dự đám cưới mang theo bát đĩa hoặc các đồ sứ khác làm quà tặng. Điều kỳ lạ là những quà tặng này sẽ bị mang ra đập vỡ với quan niệm những âm thanh chói tai đó sẽ làm ma quỷ sợ hãi.