TP Đà Lạt được biết đến là nơi đang sở hữu ít nhất 3 chiếc bàn bí ẩn có thể xoay theo ý nghĩ của con người. Những chiếc bàn này đều có xuất xứ từ xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: Một chiếc bàn xoay 250 tuổi được trưng bày tại Đồi Mộng Mơ, Đà Lạt.
Tất cả bàn xoay đều có chung một kiểu thiết kế, với mặt tròn được ghép lại từ các tấm gỗ rời chứ không phải là một khối gỗ tròn nguyên vẹn.
Dưới mặt bàn có 2 đế gỗ hình vuông được ghép song song qua 4 cột tròn để giữ chắc mặt bàn. Ở giữa hai đế hình vuông có lỗ hình tròn để tra cán. Có thể dễ dàng nhấc mặt bàn lên tách rời với thân bàn.Theo lưu truyền, chỉ cần đặt tay lên mặt bàn, người điều khiển nghĩ về hướng nào là chiếc bàn tự động quay về hướng đó. Trên thực tế, một số người đã thử và làm chiếc bàn quay, nhưng nhiều người khác lại không làm được.
Không chỉ một người, mà nhiều người có thể cùng lúc khiến chiếc bàn "tự quay", với điều kiện cùng nghĩ về một hướng quay.
Quanh sự kỳ bí của chiếc bàn xoay, khiến nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Có ý kiến cho rằng chiếc bàn xoay này là nơi tích tụ của một thế lực siêu nhiên, huyền bí mà khoa học chưa thể lý giải nổi.Tuy nhiên, TS Vũ Thế Khanh (Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng) cho rằng mặt bàn chỉ có thể quay được khi người chơi đặt tay trực tiếp vào mâm tạo mômen quay cho mặt bàn. Khi liên tục đọc khẩu lệnh người quay bàn sẽ phát sinh tâm lý tự kỷ ám thị, rơi vào ảo giác giống như đang có lực vô hình nào đó làm cho mặt bàn quay.
TP Đà Lạt được biết đến là nơi đang sở hữu ít nhất 3 chiếc bàn bí ẩn có thể xoay theo ý nghĩ của con người. Những chiếc bàn này đều có xuất xứ từ xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: Một chiếc bàn xoay 250 tuổi được trưng bày tại Đồi Mộng Mơ, Đà Lạt.
Tất cả bàn xoay đều có chung một kiểu thiết kế, với mặt tròn được ghép lại từ các tấm gỗ rời chứ không phải là một khối gỗ tròn nguyên vẹn.
Dưới mặt bàn có 2 đế gỗ hình vuông được ghép song song qua 4 cột tròn để giữ chắc mặt bàn.
Ở giữa hai đế hình vuông có lỗ hình tròn để tra cán. Có thể dễ dàng nhấc mặt bàn lên tách rời với thân bàn.
Theo lưu truyền, chỉ cần đặt tay lên mặt bàn, người điều khiển nghĩ về hướng nào là chiếc bàn tự động quay về hướng đó. Trên thực tế, một số người đã thử và làm chiếc bàn quay, nhưng nhiều người khác lại không làm được.
Không chỉ một người, mà nhiều người có thể cùng lúc khiến chiếc bàn "tự quay", với điều kiện cùng nghĩ về một hướng quay.
Quanh sự kỳ bí của chiếc bàn xoay, khiến nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Có ý kiến cho rằng chiếc bàn xoay này là nơi tích tụ của một thế lực siêu nhiên, huyền bí mà khoa học chưa thể lý giải nổi.
Tuy nhiên, TS Vũ Thế Khanh (Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng) cho rằng mặt bàn chỉ có thể quay được khi người chơi đặt tay trực tiếp vào mâm tạo mômen quay cho mặt bàn. Khi liên tục đọc khẩu lệnh người quay bàn sẽ phát sinh tâm lý tự kỷ ám thị, rơi vào ảo giác giống như đang có lực vô hình nào đó làm cho mặt bàn quay.