Tam đại tài mất sớm trong Tam Quốc gồm những ai?

Google News

Tam quốc phân tranh, binh hỏa ngút trời. Muốn lập nghiệp trong hoàn cảnh như vậy thì cần phải hội tụ đầy đủ các yếu tố: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Tam đại tài mất sớm trong Tam Quốc gồm những ai?

Trong giai đoạn lịch sử này đã xuất hiện một số đại anh hùng hào kiệt. Trong tam quốc mỗi một vị bá chủ đều thu phục được rất nhiều chí sĩ. Ví dụ như Quách Gia của Tào Ngụy; Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng vv… của nước Thục; Chu Du và Lục Tốn của nước Ngô.

Tuy nhiên, vào thời Tam Quốc, khi đã có rất nhiều hiền tài thì số phận của 3 vị tướng tài đức này lại kém may mắn nhất, họ đều qua đời còn rất trẻ. Một người có thể cứu Thục, một người có thể diệt Ngô, một người có thể phá Ngụy, tương lai họ sẽ trực tiếp thay đổi lịch sử tam quốc.

Thục Hán đã mất Quan Vũ, tinh thần trung nghĩa của Quan Vũ vang vọng xuyên suốt trong Tam Quốc. Quan Vũ được xưng "Võ thánh", ông có võ nghệ cao siêu, gan dạ sáng suốt hơn người, vượt qua năm ải, trảm lục tướng, có thể nói ông uy phong lẫm liệt, khí phách hơn người.

Quan Vũ là người dũng mãnh thiện chiến, hết lòng vì người dân, vô cùng nghĩa đảm, là một anh tài hiếm có. Chính quyền Thục Hán của Lưu Bị từ khi có Quan Vũ cũng nhận được rất nhiều cơ hội phát triển lớn mạnh.

Về sau, Lưu Bị để Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, đích thân suất lĩnh đại quân Bắc Phạt đối phó với Tào Tháo. Lúc đó quân của Quan Vũ mạnh như vũ bão, Tào Tháo vô cùng kinh hãi, chỉ là cuối cùng Quan Vũ thảm bại mà qua đời. Nếu như Quan Vũ không ra đi sớm như vậy, tuyệt đối có thể cứu được nước Thục.

Tam dai tai mat som trong Tam Quoc gom nhung ai?

Hình ảnh Quan Vũ trên phim. Nguồn ảnh: hayvl

Quách Gia bên cạnh Tào Tháo cũng là một mưu sỹ hiếm có, không phải là một người tầm thường.

Quách Gia – quân sư của Tào Tháo, ông đã nhiều lần giúp Tào Tháo bày mưu tính kế, từ đó giúp Tào Tháo thắng rất nhiều những trận đánh lớn, có thể nói là nếu không có Quách Gia, Tào Tháo đã không phát triển sức mạnh của mình nhanh chóng như vậy.

Tào Tháo được Quách Gia phò trợ, cảm thán – "Kẻ giúp ta thành đại nghiệp, chính là người này". Chính vì vậy, Tào Tháo cũng vô cùng trân trọng nhân tài này, thậm chí còn định để Quách Gia nắm toàn bộ việc quân sự, ông chính là cánh tay phải giúp Tào Tháo thống nhất thành công miền Bắc.

Sau khi chinh phạt được Ô Hoàn, khi về đến Liễu Thành, Quách Gia bị ốm nặng, không lâu sau thì qua đời, khi đó ông mới có 38 tuổi.

Sau khi Quách Gia qua đời, sức mạnh quân sự của Tào Tháo bị tụt hậu rõ rệt. Khi Tào Tháo bại lui ở Xích Bích, từng ngửa mặt lên trời than – "Nếu Phụng Hiếu (tức Quách Gia) còn, ta đâu đến nỗi này!"

Qua đó có thể thấy, địa vị của Quách Gia trong lòng Tào Tháo còn quan trọng hơn tất cả số mưu sĩ mà vị quân chủ này có trong tay.

Tam dai tai mat som trong Tam Quoc gom nhung ai?-Hinh-2

Nhân vật Quách Gia trên phim. Nguồn ảnh: Hình ảnh Quan Vũ trên phim. Nguồn ảnh: Danviet

Chu Du là một nhân vật mà Tôn Quyền của Đông Ngô vô cùng xem trọng, Chu Du "cường tráng, tuấn tú" là hậu thế của một đại gia tộc danh tiếng, ông có thân hình vạm vỡ cao lớn, thể chất tráng kiện, dung mạo tuấn tú. Không chỉ có vậy, Chu Du còn văn hay võ giỏi.

Ông đã làm náo động trong trận Xích Bích, dẫn đến hình thành thế chân vạc Tam Quốc. Không có Chu Du, trận chiến Xích Bích không thể thắng lợi, thậm chí còn không có trận Xích Bích. Vì lúc đó Lưu Bị do Gia Cát Lượng phò tá không có thực lực có thể đánh thắng quân Tào.

Sau đại chiến Xích Bích, Chu Du kiến nghị Tôn Quyền thừa cơ quân Tào mới thất bại tiến đánh Ích Châu, đoạt lấy Ba Thục, rồi kết liên minh với Mã Siêu quân Tây Lương, đoạt lấy Tương Dương, tiến đánh Tào Tháo. Tào Tháo mà phá được rồi thì Lưu Bị không có gì đáng lo nữa. Tôn Quyền thấy mưu này rất hay, bèn cho Chu Du trở về Giang Lăng chỉnh đốn binh mã.

Năm 210, trên đường trở về Giang Lăng, Chu Du mắc trọng bệnh, nhưng ông vẫn dốc sức gắng gượng đến được Ba Khâu, kiểm duyệt quân đội. Sau đó đại quân Đông Ngô xuất phát, nhưng sau khi xuất phát không lâu, Chu Du bệnh từ trần, mới 36 tuổi.

Có thể nói Chu Du là một đại anh hùng của nước Ngô. Sau khi ông qua đời nước Ngô cũng không còn mạnh như trước. Nếu như Chu Du không qua đời sớm thì ông ta thậm chí có thể lãnh đạo nước Ngô tiêu diệt nước Ngụy bằng tài năng của mình.

Cũng là ba vị đại tài này đã ra đi quá sớm, thời gian thế chân vạc trong Tam Quốc sẽ kéo dài, nếu như một trong ba người họ không ra đi sớm như thế thì thế chân vạc trong Tam Quốc cũng sẽ không duy trì liên tục dài như vậy, tuy nhiên lịch sử không có biện pháp thay đổi, cũng không có cách nào xoay chuyển cục diện, mọi việc đều chỉ là thuận theo Thiên ý mà thôi.

Theo Đăng Dũng/Vạn Điều Hay

>> xem thêm

Bình luận(0)