Các loài vật, từ vật nuôi trong nhà đến động vật hoang có một vai trò vô cùng to lớn trong đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại. Trong quan niệm của họ, các vị thần đều có con vật tượng trưng khác nhau. Do đó, khi qua đời họ thường chôn theo xác ướp động vật để làm vật hộ mệnh hay bạn đồng hành tới thế giới bên kia.. Cò và khỉ đầu chó được coi là vật biểu trưng cho thần Thoth - vị thần của sự khôn ngoan. Đây là những con vật được ướp xác khá nhiều. Bò là con vật tượng trưng cho 2 vị thần - Ptah và Osiris. Chúng được người Ai Cập tôn thờ như vị thần hộ mệnh, được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo nhất trong số các loài vật.Các loài chim ăn thịt được gán cho thần Horus - thần chim ưng. Cá sấu là biểu tượng của nữ thần Ammit dưới Âm phủ. Mèo là hiện thân cho nữ thần Hoàng hôn Bastet và là con vật được ướp xác nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu ước tính, đã có hàng triệu chú mèo được ướp xác trong nền văn minh Ai Cập cổ đại. Một sự kiện minh chứng cho điều này là vào cuối thế kỷ 19, một công ty đã mua khoảng 180.000 xác ướp mèo để nghiền thành bột làm phân bón cho các cánh đồng ở nước Anh.Ngoài lý do tôn giáo, những con vật cũng có thể được ướp xác nếu chúng được coi là một thành viên trong gia đình của người Ai Cập.
Theo các nhà sử học, việc ướp xác động vật ở Ai Cập bắt đầu khoảng 3000 năm trước Công nguyên và thời kỳ phát triển nhất là từ năm 650 trước Công nguyên đến năm 200 sau Công nguyên. Quy trình ướp xác một con vật cũng tương tự như ướp xác người. Con vật sẽ được lọc bỏ nội tạng, quấn trong băng vải và đặt vào quan tài có hình dáng của chúng. Do nguồn cung không đủ, người Ai Cập đã nuôi nhiều loài động vật như chó, mèo trên quy mô lớn tại đền thờ chỉ để phục vụ việc ướp xác. Việc săn lùng các loài động vật hoang dã cũng có thể là nguyên nhân đẩy chúng đến họa tuyệt chủng ở Ai Cập thời cổ đại. Ảnh: Internet.
Các loài vật, từ vật nuôi trong nhà đến động vật hoang có một vai trò vô cùng to lớn trong đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại.
Trong quan niệm của họ, các vị thần đều có con vật tượng trưng khác nhau. Do đó, khi qua đời họ thường chôn theo xác ướp động vật để làm vật hộ mệnh hay bạn đồng hành tới thế giới bên kia..
Cò và khỉ đầu chó được coi là vật biểu trưng cho thần Thoth - vị thần của sự khôn ngoan. Đây là những con vật được ướp xác khá nhiều.
Bò là con vật tượng trưng cho 2 vị thần - Ptah và Osiris. Chúng được người Ai Cập tôn thờ như vị thần hộ mệnh, được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo nhất trong số các loài vật.
Các loài chim ăn thịt được gán cho thần Horus - thần chim ưng.
Cá sấu là biểu tượng của nữ thần Ammit dưới Âm phủ.
Mèo là hiện thân cho nữ thần Hoàng hôn Bastet và là con vật được ướp xác nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu ước tính, đã có hàng triệu chú mèo được ướp xác trong nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Một sự kiện minh chứng cho điều này là vào cuối thế kỷ 19, một công ty đã mua khoảng 180.000 xác ướp mèo để nghiền thành bột làm phân bón cho các cánh đồng ở nước Anh.
Ngoài lý do tôn giáo, những con vật cũng có thể được ướp xác nếu chúng được coi là một thành viên trong gia đình của người Ai Cập.
Theo các nhà sử học, việc ướp xác động vật ở Ai Cập bắt đầu khoảng 3000 năm trước Công nguyên và thời kỳ phát triển nhất là từ năm 650 trước Công nguyên đến năm 200 sau Công nguyên.
Quy trình ướp xác một con vật cũng tương tự như ướp xác người. Con vật sẽ được lọc bỏ nội tạng, quấn trong băng vải và đặt vào quan tài có hình dáng của chúng.
Do nguồn cung không đủ, người Ai Cập đã nuôi nhiều loài động vật như chó, mèo trên quy mô lớn tại đền thờ chỉ để phục vụ việc ướp xác.
Việc săn lùng các loài động vật hoang dã cũng có thể là nguyên nhân đẩy chúng đến họa tuyệt chủng ở Ai Cập thời cổ đại. Ảnh: Internet.