Tutankhamun (khoảng 1341-1323 trước công nguyên) là vị vua của vương triều thứ 18 tại Ai Cập cổ đại (ông cai trị vương triều từ 1341 – 1323 trước công nguyên). Được tìm thấy năm 1922, xác ướp của vị vua yểu mệnh này được đặt trong một quan tài với mặt nạ vàng ròng lộng lẫy cùng hàng nghìn hiện vật quý giá khác. Đây được coi là một phát hiện vĩ đại của ngành khảo cổ học thế giới.
Nữ hoàng Hatshepsut (khoảng 1508-1458 TCN) là người trị vì Ai Cập trong khoảng 1479-1458 TCN, thuộc vương triều thứ 18 tại Ai Cập cổ đại. Trị vì trong 21 năm, bà được đánh giá là một trong những nữ vương quyền lực nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Di sản của vị nữ Pharaoh này để lại là một loạt những công trình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc ấn tượng. Xác ướp của bà đã được nhà Ai Cập học Zahi Hawass tìm thấy vào tháng 6/2007. Ramesses II (khoảng 1303 - 1204 TCN) là Pharaoh thứ 3 của Vương triều thứ 19 của Ai Cập. Ông được ghi nhận là một trong những Pharaoh vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ. Những người thừa kế ông, cũng như những người Ai Cập sau này gọi ông là "Ông tổ vĩ đại" và xem ông như người cha của quốc gia. Thi hài ông được tìm thấy năm 1881 tại Thung lũng các vị vua.
Xác ướp này có thể là của Imhotep (2650-2600 TCN) một học giả Ai Cập, người đã phục vụ cho vị vua vương triều thứ ba với chức vụ tể tướng của Pharaoh và thầy tế cấp cao của vị thần mặt trời Ra tại Heliopolis. Ông được coi là kỹ sư, kiến trúc sư và bác sĩ đầu tiên trong lịch sử được biết theo tên. Imhotep là một trong số ít người đã chết được thể hiện như một phần tượng của Pharaoh, đồng thời là một trong số rất ít người thường được tạc tượng thánh sau khi chết.
Kết quả phân tích DNA cho thấy người phụ nữ này là hoàng hậu Tiye, bà của vua Tutankhamun, một trong những vị vua nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại. Còn đây là xác ướp người mẹ của vua Tutankhamun.
Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một cách hoàn hảo. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình. Kỹ thuật ướp xác này được áp dụng cho cả trẻ em.
...Và nhiều loài động vật khác nhau như mèo, cá sấu, chim hồng hạc.
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.
Tutankhamun (khoảng 1341-1323 trước công nguyên) là vị vua của vương triều thứ 18 tại Ai Cập cổ đại (ông cai trị vương triều từ 1341 – 1323 trước công nguyên). Được tìm thấy năm 1922, xác ướp của vị vua yểu mệnh này được đặt trong một quan tài với mặt nạ vàng ròng lộng lẫy cùng hàng nghìn hiện vật quý giá khác. Đây được coi là một phát hiện vĩ đại của ngành khảo cổ học thế giới.
Nữ hoàng Hatshepsut (khoảng 1508-1458 TCN) là người trị vì Ai Cập trong khoảng 1479-1458 TCN, thuộc vương triều thứ 18 tại Ai Cập cổ đại. Trị vì trong 21 năm, bà được đánh giá là một trong những nữ vương quyền lực nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Di sản của vị nữ Pharaoh này để lại là một loạt những công trình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc ấn tượng. Xác ướp của bà đã được nhà Ai Cập học Zahi Hawass tìm thấy vào tháng 6/2007.
Ramesses II (khoảng 1303 - 1204 TCN) là Pharaoh thứ 3 của Vương triều thứ 19 của Ai Cập. Ông được ghi nhận là một trong những Pharaoh vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ. Những người thừa kế ông, cũng như những người Ai Cập sau này gọi ông là "Ông tổ vĩ đại" và xem ông như người cha của quốc gia. Thi hài ông được tìm thấy năm 1881 tại Thung lũng các vị vua.
Xác ướp này có thể là của Imhotep (2650-2600 TCN) một học giả Ai Cập, người đã phục vụ cho vị vua vương triều thứ ba với chức vụ tể tướng của Pharaoh và thầy tế cấp cao của vị thần mặt trời Ra tại Heliopolis. Ông được coi là kỹ sư, kiến trúc sư và bác sĩ đầu tiên trong lịch sử được biết theo tên. Imhotep là một trong số ít người đã chết được thể hiện như một phần tượng của Pharaoh, đồng thời là một trong số rất ít người thường được tạc tượng thánh sau khi chết.
Kết quả phân tích DNA cho thấy người phụ nữ này là hoàng hậu Tiye, bà của vua Tutankhamun, một trong những vị vua nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại.
Còn đây là xác ướp người mẹ của vua Tutankhamun.
Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.
Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một cách hoàn hảo.
Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.
Kỹ thuật ướp xác này được áp dụng cho cả trẻ em.
...Và nhiều loài động vật khác nhau như mèo, cá sấu, chim hồng hạc.
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.