Tự ướp xác là một trong những cách thức "xử lý" tử thi thời xưa. Theo đó, nhiều nhà sư tự ướp xác. Nhật Bản là một trong những nơi có truyền thống nhà sư tự ướp xác. Theo các chuyên gia, các nhà sư Nhật Bản đã biết cách tự bảo vệ thân xác mình sau khi từ giã cõi đời từ hơn 1.000 năm trước.Cư dân bộ lạc Fore có tập tục ăn thi thể người chết. Theo đó, nam giới trong bộ lạc và những người có quyền lực sẽ cùng nhau "thưởng thức" chân, tay, thân, nội tạng xác của người quá cố. Trong khi đó, phụ nữ và trẻ em sẽ ăn phần đầu của người chết. Bộ lạc Fore tin rằng nếu làm như vậy sẽ giúp họ hấp thụ sức sống, sự may mắn từ những người đã khuất.Người theo đạo Zoroastrian (Hỏa giáo – tôn thờ lửa, một tôn giáo cổ đại của người Iran) sống ở khu vực xa xôi hẻo lánh của Iran đã xây những "tòa tháp im lặng" ở những khu đất trống ngay bên ngoài ngôi làng họ sinh sống. Theo đó, thi thể người chết được đưa tới đỉnh tháp im lặng, để mặc cho mưa nắng cùng lũ kền kền xâu xé. Sau đó, xương người sẽ phơi nắng, mưa trên đỉnh tháp cho tới khi chuyển sang màu trắng. Cuối cùng, họ đập vụn những mảnh xương đó và trộn với vôi.Nhà giải phẫu học Gunther von Hagens đã bảo quản thi thể người chết được hiến tặng bằng nhựa thông đông cứng hoặc chia tử thi thành những phần nhỏ để bán làm giáo cụ môn giải phẫu.Người Tây Tạng có tập tục chôn cất phổ phiến là Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng. Theo đó, cơ thể người chết sẽ được đưa lên đỉnh núi cao. Kế đến, người ta sẽ tiến hành róc thịt, đập vụn xương và cơ để bầy kền kền sà xuống ăn.Một công ty nhỏ ở Thụy Sỹ đã chế tạo kim cương từ tro cốt của người chết để người sống có thể tưởng nhớ người thân đã mất."Cây táng" là cách thức chôn cất người chết của người Nyingchi và Kangbei ở Tây Tạng. Những người chết yểu chưa có gia đình sẽ được chôn cất theo cách này. Họ tin rằng làm như vậy sẽ giúp những linh hồn non trẻ dễ lên thiên đường và ngăn cản sự ‘trở về’ của các linh hồn để bắt những đứa trẻ còn sống trong gia đình đi theo.Vào thời Trung cổ, nhiều người chết được chôn cất trong các đầm lầy. Những chất hóa học trong đầm lầy có thể bảo quản được thi thể người chết khá tốt và còn gần như nguyên vẹn.
Tự ướp xác là một trong những cách thức "xử lý" tử thi thời xưa. Theo đó, nhiều nhà sư tự ướp xác. Nhật Bản là một trong những nơi có truyền thống nhà sư tự ướp xác. Theo các chuyên gia, các nhà sư Nhật Bản đã biết cách tự bảo vệ thân xác mình sau khi từ giã cõi đời từ hơn 1.000 năm trước.
Cư dân bộ lạc Fore có tập tục ăn thi thể người chết. Theo đó, nam giới trong bộ lạc và những người có quyền lực sẽ cùng nhau "thưởng thức" chân, tay, thân, nội tạng xác của người quá cố. Trong khi đó, phụ nữ và trẻ em sẽ ăn phần đầu của người chết. Bộ lạc Fore tin rằng nếu làm như vậy sẽ giúp họ hấp thụ sức sống, sự may mắn từ những người đã khuất.
Người theo đạo Zoroastrian (Hỏa giáo – tôn thờ lửa, một tôn giáo cổ đại của người Iran) sống ở khu vực xa xôi hẻo lánh của Iran đã xây những "tòa tháp im lặng" ở những khu đất trống ngay bên ngoài ngôi làng họ sinh sống. Theo đó, thi thể người chết được đưa tới đỉnh tháp im lặng, để mặc cho mưa nắng cùng lũ kền kền xâu xé. Sau đó, xương người sẽ phơi nắng, mưa trên đỉnh tháp cho tới khi chuyển sang màu trắng. Cuối cùng, họ đập vụn những mảnh xương đó và trộn với vôi.
Nhà giải phẫu học Gunther von Hagens đã bảo quản thi thể người chết được hiến tặng bằng nhựa thông đông cứng hoặc chia tử thi thành những phần nhỏ để bán làm giáo cụ môn giải phẫu.
Người Tây Tạng có tập tục chôn cất phổ phiến là Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng. Theo đó, cơ thể người chết sẽ được đưa lên đỉnh núi cao. Kế đến, người ta sẽ tiến hành róc thịt, đập vụn xương và cơ để bầy kền kền sà xuống ăn.
Một công ty nhỏ ở Thụy Sỹ đã chế tạo kim cương từ tro cốt của người chết để người sống có thể tưởng nhớ người thân đã mất.
"Cây táng" là cách thức chôn cất người chết của người Nyingchi và Kangbei ở Tây Tạng. Những người chết yểu chưa có gia đình sẽ được chôn cất theo cách này. Họ tin rằng làm như vậy sẽ giúp những linh hồn non trẻ dễ lên thiên đường và ngăn cản sự ‘trở về’ của các linh hồn để bắt những đứa trẻ còn sống trong gia đình đi theo.
Vào thời Trung cổ, nhiều người chết được chôn cất trong các đầm lầy. Những chất hóa học trong đầm lầy có thể bảo quản được thi thể người chết khá tốt và còn gần như nguyên vẹn.