Nhà sử học Paul Koudounaris đặt chân đến hơn 250 địa điểm ở 40 quốc gia như Bolivia, Ethiopia, Campuchia, Mexico, Nepal... để tìm hiểu và nghiên cứu các nền văn hóa làm gì với những bộ hài cốt của người chết sau khi họ qua đời. Trong số đó có nhiều bộ xương người hàng trăm năm tuổi được trang trí, sắp xếp nhìn giống như những tác phẩm nghệ thuật.Sử gia Koudounaris đã dành hơn 10 năm ghé thăm các nhà thờ, hầm mộ... để khám phá và tìm hiểu những bí mật liên quan đến các bộ hài cốt hàng trăm năm tuổi được bảo quản tại những nơi đó.Trong số những nơi đã đi qua, ông Koudounaris vô cùng ấn tượng với những công trình làm từ xương người như nhà thờ Sedlec tại Cộng hòa Séc. Trong đó, các chi tiết trang trí nội thất bên trong nhà thờ đều được làm bằng xương người. Hiện nơi đây đang cất giữ tới 40.000 bộ thi hài. Trong ảnh là huy hiệu của dòng họ quý tộc Schwarzenberg sống tại địa phương tại nhà thờ Sedlec.Những bộ hài cốt như thế này khiến người xem vừa ngưỡng mộ vừa kinh hãi.Dự án đặc biệt này được nhà sử học Koudounaris giới thiệu với công chúng qua cuốn sách mới của ông có chủ đề về sự chết chóc của con người.Đèn chùm làm từ nhiều bộ hài cốt trông giống như một tác phẩm nghệ thuật khiến người xem lạnh sống lưng.Hàng nghìn bộ hài cốt được sắp xếp, bố trí vừa ấn tượng vừa rùng rợn. Từ năm 1870, dưới bàn tay khéo léo của một người thợ mộc có tên Frantisek Rint, những bộ xương người này được sắp xếp thành một công trình nghệ thuật tại nhà thờ Sedlec ở thành phố Kutna Hora.Hình ảnh hãi hùng về các bộ xương người.Nhiều thiết kế kỳ công vô cùng ấn tượng đều được kết thành từ những khúc xương người.Những hình ảnh nhà thờ, nhà nguyện, hầm mộ... xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm mới có tiêu đề "Memento Mori: The Dead Among Us" của ông Koudounaris. Những bộ hài cốt được coi là hiện thân của sự màu nhiệm, gia tăng sự kết nối, gắn bó giữa người dân với nơi họ sinh sống, mối liên hệ giữa sự sống và cái chết. Thậm chí, một số người còn tin rằng nơi họ đang sống là một vùng đất thiêng liêng, thần thánh.
Nhà sử học Paul Koudounaris đặt chân đến hơn 250 địa điểm ở 40 quốc gia như Bolivia, Ethiopia, Campuchia, Mexico, Nepal... để tìm hiểu và nghiên cứu các nền văn hóa làm gì với những bộ hài cốt của người chết sau khi họ qua đời. Trong số đó có nhiều bộ xương người hàng trăm năm tuổi được trang trí, sắp xếp nhìn giống như những tác phẩm nghệ thuật.
Sử gia Koudounaris đã dành hơn 10 năm ghé thăm các nhà thờ, hầm mộ... để khám phá và tìm hiểu những bí mật liên quan đến các bộ hài cốt hàng trăm năm tuổi được bảo quản tại những nơi đó.
Trong số những nơi đã đi qua, ông Koudounaris vô cùng ấn tượng với những công trình làm từ xương người như nhà thờ Sedlec tại Cộng hòa Séc. Trong đó, các chi tiết trang trí nội thất bên trong nhà thờ đều được làm bằng xương người. Hiện nơi đây đang cất giữ tới 40.000 bộ thi hài. Trong ảnh là huy hiệu của dòng họ quý tộc Schwarzenberg sống tại địa phương tại nhà thờ Sedlec.
Những bộ hài cốt như thế này khiến người xem vừa ngưỡng mộ vừa kinh hãi.
Dự án đặc biệt này được nhà sử học Koudounaris giới thiệu với công chúng qua cuốn sách mới của ông có chủ đề về sự chết chóc của con người.
Đèn chùm làm từ nhiều bộ hài cốt trông giống như một tác phẩm nghệ thuật khiến người xem lạnh sống lưng.
Hàng nghìn bộ hài cốt được sắp xếp, bố trí vừa ấn tượng vừa rùng rợn. Từ năm 1870, dưới bàn tay khéo léo của một người thợ mộc có tên Frantisek Rint, những bộ xương người này được sắp xếp thành một công trình nghệ thuật tại nhà thờ Sedlec ở thành phố Kutna Hora.
Hình ảnh hãi hùng về các bộ xương người.
Nhiều thiết kế kỳ công vô cùng ấn tượng đều được kết thành từ những khúc xương người.
Những hình ảnh nhà thờ, nhà nguyện, hầm mộ... xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm mới có tiêu đề "Memento Mori: The Dead Among Us" của ông Koudounaris. Những bộ hài cốt được coi là hiện thân của sự màu nhiệm, gia tăng sự kết nối, gắn bó giữa người dân với nơi họ sinh sống, mối liên hệ giữa sự sống và cái chết. Thậm chí, một số người còn tin rằng nơi họ đang sống là một vùng đất thiêng liêng, thần thánh.