Các nhà khảo cổ khai quật được một số người hóa đá tại tàn tích thành phố cổ Pompeii của đế chế La Mã (ngày nay là lãnh thổ Italy). Những thi hài này trở thành bằng chứng về một thảm kịch kinh hoàng xảy ra gần 2.000 năm trước.Cụ thể, vào năm 79, núi lửa Vesuvius bất ngờ "thức giấc" và phun trào dữ đội. Thành phố Pompeii, Herculaneum và một số khu định cư dưới chân núi lửa này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.Trong số đó, Pompeii là nơi bị "xóa sổ" hoàn toàn vì thảm họa núi lửa Vesuvius. Dòng dung nham đỏ rực chảy cuồn cuộn xuống phía dưới cuốn theo nhiều đất đá lớn trên đường đi và tạo ra những cột tro bụi khổng lồ.Do Pompeii nằm ngay dưới chân núi lửa Vesuvius nên toàn bộ thành phố này nhanh chóng bị chôn vùi dưới lớp đá và tro núi lửa dày hàng chục mét.Thảm kịch này xảy ra rất nhanh nên người dân Pompeii không kịp chạy thoát thân. Theo đó, khoảng 2.000 người thiệt mạng trong sự kiện kinh hoàng trên.Những nạn nhân này chết trong nhiều tư thế khác nhau. Nhiều thi hài có đặc điểm chung là bị đông cứng ngay lập tức khi tiếp xúc với nham thạch cực nóng. Một số khác tử vong vì ngạt thở do khí gas và tro bụi.Theo thời gian, chúng trở thành những người hóa đá. Thi thể các nạn nhân được bảo quản gần như nguyên vẹn sau gần 2.000 năm.Không chỉ con người, hàng loạt động vật được các gia đình ở Pompeii nuôi cũng không thoát nạn và bị vùi lấp cùng chủ nhân.Sau thảm kịch này, Pompeii trở thành vùng đất chết chóc và không có người sinh sống trong suốt nhiều thế kỷ. Mời độc giả xem video: Đi bẫy chim phát hiện xác chết khô treo cổ trên cây. Nguồn: THĐT1.
Các nhà khảo cổ khai quật được một số người hóa đá tại tàn tích thành phố cổ Pompeii của đế chế La Mã (ngày nay là lãnh thổ Italy). Những thi hài này trở thành bằng chứng về một thảm kịch kinh hoàng xảy ra gần 2.000 năm trước.
Cụ thể, vào năm 79, núi lửa Vesuvius bất ngờ "thức giấc" và phun trào dữ đội. Thành phố Pompeii, Herculaneum và một số khu định cư dưới chân núi lửa này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trong số đó, Pompeii là nơi bị "xóa sổ" hoàn toàn vì thảm họa núi lửa Vesuvius. Dòng dung nham đỏ rực chảy cuồn cuộn xuống phía dưới cuốn theo nhiều đất đá lớn trên đường đi và tạo ra những cột tro bụi khổng lồ.
Do Pompeii nằm ngay dưới chân núi lửa Vesuvius nên toàn bộ thành phố này nhanh chóng bị chôn vùi dưới lớp đá và tro núi lửa dày hàng chục mét.
Thảm kịch này xảy ra rất nhanh nên người dân Pompeii không kịp chạy thoát thân. Theo đó, khoảng 2.000 người thiệt mạng trong sự kiện kinh hoàng trên.
Những nạn nhân này chết trong nhiều tư thế khác nhau. Nhiều thi hài có đặc điểm chung là bị đông cứng ngay lập tức khi tiếp xúc với nham thạch cực nóng. Một số khác tử vong vì ngạt thở do khí gas và tro bụi.
Theo thời gian, chúng trở thành những người hóa đá. Thi thể các nạn nhân được bảo quản gần như nguyên vẹn sau gần 2.000 năm.
Không chỉ con người, hàng loạt động vật được các gia đình ở Pompeii nuôi cũng không thoát nạn và bị vùi lấp cùng chủ nhân.
Sau thảm kịch này, Pompeii trở thành vùng đất chết chóc và không có người sinh sống trong suốt nhiều thế kỷ.
Mời độc giả xem video: Đi bẫy chim phát hiện xác chết khô treo cổ trên cây. Nguồn: THĐT1.