Nền văn minh Maya có sự phát triển đáng kinh ngạc từ hơn 2.000 năm trước. Thế nhưng, đế chế hùng mạnh này bất ngờ sụp đổ vào khoảng 1.000 năm trước để lại bí ẩn lớn.Nguyên nhân khiến nền văn minh Maya sụp đổ trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà khoa học.Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Texas tìm thấy bằng chứng ở Belize hé lộ người Maya thường đào kênh ngòi và đốt rừng để canh tác nông nghiệp trong giai đoạn từ 1.800 - 1.000 năm trước.Thỉnh thoảng, nhiều cánh rừng bị người Maya chặt phá để nhường chỗ cho các kênh đào, mương thủy lợi.Quá trình này càng trở nên cực đoan hơn khi người Maya cố gắng thích nghi với biến đổi khí hậu, chủ yếu là mức nước biển dâng cao.Mặc dù những kênh đào, mương thủy lợi giúp người Maya kiểm soát nước biển dâng và trữ nước để sử dụng trong thời gian hạn hán nhưng việc chặt phá rừng trên diện rộng gây ra hậu quả nghiêm trọng.Tiến sĩ Tim Beach - người dẫn đầu nghiên cứu trên cho hay những hành động trên của người Maya đã góp phần không nhỏ vào biến đổi khí hậu trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra.Theo tiến sĩ Beach, những tác động của người Maya đối với các khu rừng gây ra hạn hán. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 660 - 900 sau Công nguyên, người Maya đối mặt với thời kỳ hạn hán nghiêm trọng.Hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng và sự định cư của người Maya dọc theo những con sông suối. Kéo theo đó là tình hình chính trị trở nên bất ổn và sự thịnh vượng của nền văn minh Maya xuống dốc một cách nhanh chóng.Khi người Maya thất bại trong quá trình thích nghi với những biến đổi khí hậu thì sự sụp đổ là điều đương nhiên.Video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng (nguồn: VTC10)
Nền văn minh Maya có sự phát triển đáng kinh ngạc từ hơn 2.000 năm trước. Thế nhưng, đế chế hùng mạnh này bất ngờ sụp đổ vào khoảng 1.000 năm trước để lại bí ẩn lớn.
Nguyên nhân khiến nền văn minh Maya sụp đổ trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà khoa học.
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Texas tìm thấy bằng chứng ở Belize hé lộ người Maya thường đào kênh ngòi và đốt rừng để canh tác nông nghiệp trong giai đoạn từ 1.800 - 1.000 năm trước.
Thỉnh thoảng, nhiều cánh rừng bị người Maya chặt phá để nhường chỗ cho các kênh đào, mương thủy lợi.
Quá trình này càng trở nên cực đoan hơn khi người Maya cố gắng thích nghi với biến đổi khí hậu, chủ yếu là mức nước biển dâng cao.
Mặc dù những kênh đào, mương thủy lợi giúp người Maya kiểm soát nước biển dâng và trữ nước để sử dụng trong thời gian hạn hán nhưng việc chặt phá rừng trên diện rộng gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tiến sĩ Tim Beach - người dẫn đầu nghiên cứu trên cho hay những hành động trên của người Maya đã góp phần không nhỏ vào biến đổi khí hậu trước khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra.
Theo tiến sĩ Beach, những tác động của người Maya đối với các khu rừng gây ra hạn hán. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 660 - 900 sau Công nguyên, người Maya đối mặt với thời kỳ hạn hán nghiêm trọng.
Hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng và sự định cư của người Maya dọc theo những con sông suối. Kéo theo đó là tình hình chính trị trở nên bất ổn và sự thịnh vượng của nền văn minh Maya xuống dốc một cách nhanh chóng.
Khi người Maya thất bại trong quá trình thích nghi với những biến đổi khí hậu thì sự sụp đổ là điều đương nhiên.
Video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng (nguồn: VTC10)