Lịch sử từng ghi nhận nhiều nền văn minh thực hiện nghi lễ hiến tế con người dâng lên thủy thần nhằm cầu mong bình yên, tránh được các thảm họa khủng khiếp của thiên nhiên như lũ lụt.Các chuyên gia đã tìm được một số hộp sọ trẻ em có từ thời kỳ đồ đồng với các dấu hiệu bị chấn thương vùng đầu. Những hộp sọ này được đặt quanh hồ tại những ngôi làng cổ đại ở Thụy Sĩ và Đức.Theo các chuyên gia, những trẻ em này có khả năng cao bị đem làm vật hiến tế thần linh, xoa dịu thần hồ để tránh lũ lụt. Nạn nhân thường là trẻ em dưới 10 tuổi.Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều nền văn hóa tin rằng thủy thần thực sự tồn tại và sở hữu sức mạnh siêu nhiên. Những vị thần này có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người.Do vậy, những ngôi làng sinh sống gần các hồ nước thường hay phải đối mặt với nguy hiểm đến từ thiên nhiên như lũ lụt. Vì vậy, họ đã thực hiện các nghi lễ hiến tế, xoa dịu các vị thần. Họ hiến tế con người rồi dâng lên các vị thần hồ nhằm tránh lũ lụt.Nền văn minh Maya cũng đánh giá cao vai trò của thủy thần trong đời sống tâm linh. Họ tin rằng thủy thần có ảnh hưởng lớn đến vụ mùa. Bởi lẽ, theo các văn bản cổ đại của người Maya ghi lại, thời tiết hạn hán là do thủy thần nổi giận nên họ tìm cách xoa dịu thủy thần để có vụ mùa bội thu.Chính vì vậy, người dân Maya thực hiện nghi lễ tế thủy thần vô cùng đẫm máu tại một hồ nước tự nhiên. Theo đó, người dân Maya sẽ lựa chọn một cô gái đồng trinh 14 tuổi đến hồ nước linh thiêng trên để khiến thủy thần vui vẻ, không gây ảnh hưởng đến đời sống con người.Theo quan niệm của người Maya, sau khi cô gái đồng trinh được vứt vào hồ nước tế lễ trên sẽ trở thành người hầu của thủy thần. Cô sẽ được ăn ngon mặc đẹp và tận hưởng cuộc sống sung sướng.Ngay cả những khi thời tiết ổn định, mưa thuận gió hòa, không xảy ra hạn hán hay thiên tai, người Maya cũng chọn một cô gái xinh đẹp để dâng lên cảm tạ Thủy thần.Thêm vào đó, người Maya còn xây dựng một ngôi miếu thờ thủy thần để tế lễ. Bên trong miếu có khắc hình của thủy thần mang hình hài của một con rắn có cánh.
Lịch sử từng ghi nhận nhiều nền văn minh thực hiện nghi lễ hiến tế con người dâng lên thủy thần nhằm cầu mong bình yên, tránh được các thảm họa khủng khiếp của thiên nhiên như lũ lụt.
Các chuyên gia đã tìm được một số hộp sọ trẻ em có từ thời kỳ đồ đồng với các dấu hiệu bị chấn thương vùng đầu. Những hộp sọ này được đặt quanh hồ tại những ngôi làng cổ đại ở Thụy Sĩ và Đức.
Theo các chuyên gia, những trẻ em này có khả năng cao bị đem làm vật hiến tế thần linh, xoa dịu thần hồ để tránh lũ lụt. Nạn nhân thường là trẻ em dưới 10 tuổi.
Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều nền văn hóa tin rằng thủy thần thực sự tồn tại và sở hữu sức mạnh siêu nhiên. Những vị thần này có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người.
Do vậy, những ngôi làng sinh sống gần các hồ nước thường hay phải đối mặt với nguy hiểm đến từ thiên nhiên như lũ lụt. Vì vậy, họ đã thực hiện các nghi lễ hiến tế, xoa dịu các vị thần. Họ hiến tế con người rồi dâng lên các vị thần hồ nhằm tránh lũ lụt.
Nền văn minh Maya cũng đánh giá cao vai trò của thủy thần trong đời sống tâm linh. Họ tin rằng thủy thần có ảnh hưởng lớn đến vụ mùa. Bởi lẽ, theo các văn bản cổ đại của người Maya ghi lại, thời tiết hạn hán là do thủy thần nổi giận nên họ tìm cách xoa dịu thủy thần để có vụ mùa bội thu.
Chính vì vậy, người dân Maya thực hiện nghi lễ tế thủy thần vô cùng đẫm máu tại một hồ nước tự nhiên. Theo đó, người dân Maya sẽ lựa chọn một cô gái đồng trinh 14 tuổi đến hồ nước linh thiêng trên để khiến thủy thần vui vẻ, không gây ảnh hưởng đến đời sống con người.
Theo quan niệm của người Maya, sau khi cô gái đồng trinh được vứt vào hồ nước tế lễ trên sẽ trở thành người hầu của thủy thần. Cô sẽ được ăn ngon mặc đẹp và tận hưởng cuộc sống sung sướng.
Ngay cả những khi thời tiết ổn định, mưa thuận gió hòa, không xảy ra hạn hán hay thiên tai, người Maya cũng chọn một cô gái xinh đẹp để dâng lên cảm tạ Thủy thần.
Thêm vào đó, người Maya còn xây dựng một ngôi miếu thờ thủy thần để tế lễ. Bên trong miếu có khắc hình của thủy thần mang hình hài của một con rắn có cánh.