Tối ngày 23/10/2002, trong buổi vở ca kịch “Nord Ost” ở Trung tâm nhà hát ở Dubrovka, một toán tay súng Chechnya xông vào tỏa nhà. Sau khi nhanh chóng vô hiệu hóa lực lượng bảo vệ hầu như tay không, bọn khủng bố đã bắt làm con tin tất cả mọi người có mặt trong tòa nhà, hơn 900 người.Trong hơn 2 ngày đêm, chính quyền Nga đã tìm cách đàm phán với bọn khủng bố. Sáng sớm 26/10, cuộc đột kích tòa nhà bắt đầu. Kết quả của chiến dịch đặc nhiệm này là 130 người chết, trong đó có 10 đứa trẻ (theo các nguồn tin khác là 174 người).Vào giờ cao điểm buổi sáng ngày 11/3/2004, giữa 7 giờ 30 và 8 giờ 00 sáng, tại ga tàu hỏa Atocha ở Madrid đã xảy ra 10 vụ nổ, làm chết hơn 190 người, 1.800 người khác bị thương với mức độ khác nhau. Đây là vụ khủng bố lớn nhất trong lịch sử Tây Âu đương đại.Tổ chức “Các lữ đoàn Abu Hafs al-Masri”, chi nhánh của Al Qaeda ở châu Âu, đã chính thức nhận trách nhiệm về vụ khủng bố này. Nhưng sau đó, xuất hiện những cơ sở để cho rằng, dính líu đến các vụ nổ là một nhóm Hồi giáo cực đoan có tên “Nhóm Hồi giáo chiến đấu Maroc” (Groupe Islamique Combattant Marocain - GICM).Đúng vào Ngày Tri thức (Khai giảng) 1/9/2004, một nhóm khủng bố Chechnya đã chiếm giữ Trường học số 1 ở thành phố Beslan, Nga. Chúng đã bắt giữ hơn 1.000 người, phần lớn là trẻ em, làm con tin. Việc đàm phán với bọn khủng bố không mang lại kết quả.Giả thiết chính thức nói rằng, vào hồi 13 giờ, ngày 3/9, sự hoảng loạn bắt đầu sau 2 vụ nổ ngẫu nhiên tại phòng khánh tiết của trường học, các con tin bắt đầu bỏ chạy, bọn khủng bố nổ súng vào họ. Bộ chỉ huy chiến dịch chống khủng bố buộc phải hạ lệnh công kích chính các tòa nhà mặc dù lúc đó họ vẫn chưa có kế hoạch hành động rõ ràng. Kết quả là 335 người bị chết, 186 trong số đó là trẻ em dưới 17 tuổi.Vào sáng 7/7/2005, bốn phần tử Hồi giáo cực đoan đã cho nổ bom liên hoàn trên ba tuyền tàu điện ngầm ở London và một xe buýt hai tầng ở Quảng trường Tavistock. 52 thường dân thiệt mạng và hơn 700 người khác bị thương trong vụ tấn công này.Vụ tấn công này xảy ra chỉ sau một ngày Anh Quốc giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2012 và là vụ khủng bố tồi tệ thứ hai trong lịch sử hiện đại của đất nước này, chỉ sau vụ không tặc Lockerbi 1988.Đêm 13/11/2015, thủ đô Paris của Pháp rung chuyển bởi hàng loạt vụ tấn công bằng súng và bom tự sát tại 7 địa điểm riêng biệt khắp thành phố, bao gồm sân vận động, nhà hàng, rạp hát và một số quán bar. Vụ khủng bố đẫm máu ở Paris đã khiến ít nhất 129 người thiệt mạng và gần 300 người bị thương.Vài giờ sau vụ khủng bố, phiến quân IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện hàng các vụ tấn công này. IS cũng đe dọa sẽ tiếp tục tấn công Pháp và cảnh báo nhiều nước khác có thể là mục tiêu tiếp theo của chúng.
Tối ngày 23/10/2002, trong buổi vở ca kịch “Nord Ost” ở Trung tâm nhà hát ở Dubrovka, một toán tay súng Chechnya xông vào tỏa nhà. Sau khi nhanh chóng vô hiệu hóa lực lượng bảo vệ hầu như tay không, bọn khủng bố đã bắt làm con tin tất cả mọi người có mặt trong tòa nhà, hơn 900 người.
Trong hơn 2 ngày đêm, chính quyền Nga đã tìm cách đàm phán với bọn khủng bố. Sáng sớm 26/10, cuộc đột kích tòa nhà bắt đầu. Kết quả của chiến dịch đặc nhiệm này là 130 người chết, trong đó có 10 đứa trẻ (theo các nguồn tin khác là 174 người).
Vào giờ cao điểm buổi sáng ngày 11/3/2004, giữa 7 giờ 30 và 8 giờ 00 sáng, tại ga tàu hỏa Atocha ở Madrid đã xảy ra 10 vụ nổ, làm chết hơn 190 người, 1.800 người khác bị thương với mức độ khác nhau. Đây là vụ khủng bố lớn nhất trong lịch sử Tây Âu đương đại.
Tổ chức “Các lữ đoàn Abu Hafs al-Masri”, chi nhánh của Al Qaeda ở châu Âu, đã chính thức nhận trách nhiệm về vụ khủng bố này. Nhưng sau đó, xuất hiện những cơ sở để cho rằng, dính líu đến các vụ nổ là một nhóm Hồi giáo cực đoan có tên “Nhóm Hồi giáo chiến đấu Maroc” (Groupe Islamique Combattant Marocain - GICM).
Đúng vào Ngày Tri thức (Khai giảng) 1/9/2004, một nhóm khủng bố Chechnya đã chiếm giữ Trường học số 1 ở thành phố Beslan, Nga. Chúng đã bắt giữ hơn 1.000 người, phần lớn là trẻ em, làm con tin. Việc đàm phán với bọn khủng bố không mang lại kết quả.
Giả thiết chính thức nói rằng, vào hồi 13 giờ, ngày 3/9, sự hoảng loạn bắt đầu sau 2 vụ nổ ngẫu nhiên tại phòng khánh tiết của trường học, các con tin bắt đầu bỏ chạy, bọn khủng bố nổ súng vào họ. Bộ chỉ huy chiến dịch chống khủng bố buộc phải hạ lệnh công kích chính các tòa nhà mặc dù lúc đó họ vẫn chưa có kế hoạch hành động rõ ràng. Kết quả là 335 người bị chết, 186 trong số đó là trẻ em dưới 17 tuổi.
Vào sáng 7/7/2005, bốn phần tử Hồi giáo cực đoan đã cho nổ bom liên hoàn trên ba tuyền tàu điện ngầm ở London và một xe buýt hai tầng ở Quảng trường Tavistock. 52 thường dân thiệt mạng và hơn 700 người khác bị thương trong vụ tấn công này.
Vụ tấn công này xảy ra chỉ sau một ngày Anh Quốc giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2012 và là vụ khủng bố tồi tệ thứ hai trong lịch sử hiện đại của đất nước này, chỉ sau vụ không tặc Lockerbi 1988.
Đêm 13/11/2015, thủ đô Paris của Pháp rung chuyển bởi hàng loạt vụ tấn công bằng súng và bom tự sát tại 7 địa điểm riêng biệt khắp thành phố, bao gồm sân vận động, nhà hàng, rạp hát và một số quán bar. Vụ khủng bố đẫm máu ở Paris đã khiến ít nhất 129 người thiệt mạng và gần 300 người bị thương.
Vài giờ sau vụ khủng bố, phiến quân IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện hàng các vụ tấn công này. IS cũng đe dọa sẽ tiếp tục tấn công Pháp và cảnh báo nhiều nước khác có thể là mục tiêu tiếp theo của chúng.